-
- Tổng tiền thanh toán:
SFTP là gì? Tìm hiểu tổng quan về giao thức SFTP
SFTP là thuật ngữ chỉ một giao thức truyền thông tin từ xa rất hiệu quả, được nhiều khách hàng dùng để thay thế giao thức FTP đã lỗi thời. Vậy thực chất SFTP là gì? Giao thức này có những ưu nhược điểm gì? Câu trả lời sẽ được MC&TT gửi đến bạn trong bài viết dưới đây, theo dõi ngay nhé!
1. SFTP là gì?
SFTP - Secure File Transfer Protocol hay SSH File Transfer Protocol, là một giao thức mạng có chức năng giúp người dùng có thể upload hoặc download bất kỳ dữ liệu nào trên máy chủ. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng loại giao thức này để sửa, tạo hoặc xóa những tập tin và thư mục có trên máy chủ Linux.
Hiện nay, các SFTP thường sử dụng giao thức SSH cho các kết nối nên các dữ liệu muốn truyền đi qua nó cũng được yêu cầu phải mã hóa để tăng cường bảo mật dữ liệu. Đây cũng là một trong những điểm mới của giao thức này, khi tích hợp SSH để thực thi các lệnh FTP một cách an toàn, cải thiện vấn đề bảo mật FTP thấp.
2. Chức năng của SFTP
Hầu hết các nhà phát triển sẽ thích sử dụng SFTP thay vì FTP. Bên cạnh lý do bảo mật tốt, SFTP cũng là giao thức tốt hơn FTP để có thể kế kết nối với SSH. Trong trường hợp bảo mật mạng cao hoặc một số tình huống hạn chế khác, FTP mới có thể được lựa chọn sử dụng.
Kết nối SFTP có thể được xác thực theo 02 cách dưới đây:
- Xác thực cơ bản yêu cầu cần cung cấp ID người dùng và mật khẩu của người dùng máy khách SFTP để có thể kết nối với máy chủ SFTP.
- Xác thực SSH sẽ sử dụng các khóa SSH để có thể xác thực các kết nối SFTP hoặc kết hợp giữa ID của người dùng và mật khẩu. Đối với trường hợp này, cần có cặp khóa công khai và thiết lập cặp khoá riêng SSH.
Mô phỏng cách hoạt động của giao thức SFTP
Có thể nói SFTP là phiên bản kế nhiệm của FTP, giao thức này khắc phục được hầu hết các lỗi mà FTP gặp phải. SFTP được sử dụng trong nhiều trường hợp cần bảo mật tệp. Một trong những điều quan trọng nhất khi sử dụng SFTP là tuân thủ các tiêu chuẩn như HIPA.
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải giữ yếu tố bảo mật nguồn dữ liệu của mình, ngay cả khi truyền qua các mạng trong các gói dữ liệu kỹ thuật số. Đó là lý do tại sao SFTP có thể được sử dụng để bảo mật dữ liệu đó.
Nói chung, SFTP là một trong một số tùy chọn để bảo vệ dữ liệu khi truyền và SFTP cũng đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu khác. Không chỉ vậy, SFTP còn có thể được coi là một cải tiến so với FTPS, đây chỉ là một giao thức FTP chạy trên Bảo mật tầng vận chuyển (TLS) hoặc Lớp cổng bảo mật (SSL).
SFTP cũng có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn khác để bảo vệ dữ liệu. Ví dụ: Quy tắc bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) giúp điều chỉnh dữ liệu của người dùng - quy định của luật EU.
SFTP hữu ích với các dữ liệu nhạy cảm cần được bảo vệ. Vì vậy, các doanh nghiệp có thể dùng SFTP để truyền các file chứa bí mật thương mại hoặc là thông tin tương tự khác. Ngoài ra, SFTP cũng giúp người dùng cá nhân mã hóa thông tin liên lạc của mình khi có nhu cầu.
3. Ứng dụng của SFTP
SFTP được ứng dụng nhiều trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và đối tác cũng như giữa doanh nghiệp và nhân viên. Có 4 ứng dụng chủ yếu được doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất:
- Các doanh nghiệp sử dụng SFTP để cho phép nhân viên chia sẻ nguồn dữ liệu giữa các máy thuộc các chi nhánh, địa điểm khác nhau.
- Nhân viên công ty chia sẻ dữ liệu một cách an toàn với đồng nghiệp và đối tác kinh doanh trong và ngoài nước.
- Nhân viên CNTT sử dụng FTP để chuyển dữ liệu thô đến trung tâm khắc phục thảm họa (DR).
- Quản trị viên trang web sử dụng FTP để chuyển tên miền phụ, tệp ứng dụng Web và hình ảnh tới máy chủ web của doanh nghiệp.
4. Ưu điểm và nhược điểm của SFTP
Hiện nay, SFTP được coi là lựa chọn hàng đầu cho giao thức thực hiện hoạt động bảo vệ dữ liệu.
4.1. Ưu điểm của SFTP
- Mức độ bảo mật tốt
Có thể nói rằng ưu điểm lớn nhất của SFTP chính là ở khả năng bảo mật an toàn, đây cũng chính là yếu tố được nhiều người sử dụng đánh giá cao khi tìm hiểu về SFTP Server là gì.
SFTP là một giao thức truyền tệp an toàn. Nó chạy trên giao thức SSH, hỗ trợ đầy đủ chức năng bảo mật và xác thực của SSH.
SFTP gần như đã thay thế giao thức FTP trong hoạt động trên mạng của các doanh nghiệp. Bởi nó cung cấp tất cả các tính năng bảo mật, an toàn đi kèm với những chức năng đã có trong giao thức cũ với cấu hình đơn giản hơn.
Sự khác nhau trong cách hoạt động của FTP và SFTP
SFTP cũng bảo vệ chống lại các cuộc tấn công "đánh hơi" mật khẩu và tấn công trung gian. Nó sử dụng các hàm băm mật mã và mã hóa để bảo vệ tính toàn vẹn của dữ liệu và tự động xác định máy chủ và người dùng.
- Mã hóa thông tin để tăng mức độ bảo mật
Những thông tin truy cập sẽ được mã hoá và tránh được tin tặc khi được truyền qua giao thức SFTP. SFTP sẽ thực hiện mã hóa thông tin dữ liệu (Data Encryption) bằng cách chuyển dữ liệu sang một dạng hoặc mã khác để chỉ những người có quyền truy cập vào khóa bí mật hoặc chỉ có mật khẩu mới có thể đọc được.
Bên cạnh đó, khi tìm hiểu SFTP Server là gì, chúng ta thấy nó chỉ sử dụng một kết nối máy chủ để mà thực hiện việc truyền dữ liệu và không có cổng máy chủ nào khác cần phải mở để nó hoạt động, điều này cũng sẽ góp phần gia tăng tính bảo mật và thân thiện với tường lửa.
Ngoài ra, SFTP cũng có thể tăng tính bảo mật bằng cách kết hợp xác thực key pair với tên người dùng và password.
4.2. Nhược điểm của SFTP
Nhìn chung SFTP cũng khá hoàn hảo nhưng trên thực tế, giao thức này vẫn tồn tại một số hạn chế sau:
- Quản lý các khóa giao thức SSH không dễ dàng
SHH có trong SFTP là một giao thức mạng dùng để thiết lập kết nối mạng một cách bảo mật. SSH có khả năng cung cấp cho người dùng cách thức để thiết lập kết nối mạng được mã hoá để tạo một kênh kết nối riêng tư.
Tuy được đánh giá cao về tính an toàn nhưng SSH vẫn tồn tại dưới dạng một số lỗ hổng bảo mật máy tính. Cụ thể là tình trạng key lưu trữ trên Client dễ bị tích tụ, yêu cầu phải có nhân viên IT riêng để thực hiện khâu quản lý, dọn dẹp. Mặt khác, dữ liệu lưu trong file SSH có thể bị lợi dụng chiếm đoạt quyền truy cập xác thực vào hệ thống từ xa. Vì thế khó có thể quản lý các giao thức SSH một cách dễ dàng.
- Private key trong SFTP phải cần được cài đặt khả năng chống trộm tránh thất lạc
Private Key là một định dạng chuỗi ký tự để kết nối với tài khoản, khá giống với mật khẩu của tài khoản ngân hàng. Private key cung cấp cho bạn khả năng chứng minh quyền sở hữu dữ liệu hoặc lịch sử chuyển giao dữ liệu liên quan đến địa chỉ công khai của mình. Tuy nhiên vẫn có trường hợp Private key trong SFTP bị đánh cắp hoặc thất lạc.
- Kích hoạt các khóa SSH cần phải có chuyên môn
Để kích hoạt các khoá SSH cần phải được đào tạo vì thao tác kích hoạt khá phức tạp, nên người dùng sẽ khó tự kích hoạt.
5. Cách đăng nhập vào SFTP
Để sử dụng được SFTP, người dùng cần thực hiện thao tác đăng nhập. Các bước đăng nhập thường rất đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian. Bạn có thể đăng nhập trên Windows hoặc Linux.
5.1. Đăng nhập SFTP trên Windows
Nếu bạn sử dụng Windows, bạn có thể sử dụng phần mềm WinSCP để đăng nhập vào máy chủ Linux thông qua SFTP. Linux Server là một máy chủ Linux mã nguồn mở được thiết kế để xử lý các nhu cầu khắt khe hơn về quản trị hệ thống, cơ sở dữ liệu và phục vụ web.
5.2. Đăng nhập SFTP trên Linux
Linux chủ yếu cho phép bạn truyền tệp bằng SFTP thông qua chương trình sftp. Sftp là phần mềm dòng lệnh cho phép bạn truyền tệp an toàn qua SSH.
Bạn có thể sử dụng lệnh sau để kết nối với máy chủ từ xa qua giao thức SFTP mà không cần cài đặt phần mềm. Hãy nhớ thay thế tên người dùng và địa chỉ ip của máy tính từ xa bằng tên người dùng và địa chỉ IP chính xác của máy chủ.
Nếu được nhắc, hãy nhập mật khẩu máy chủ. Khi thiết bị đầu cuối chào bạn với trạng thái đã kết nối, nghĩa là bạn đã thiết lập kết nối thành công. Con trỏ nhấp nháy chỉ đơn giản cho biết rằng sftp đang ở chế độ tương tác.
Tổng kết
Sau khi tìm hiểu về SFTP là gì trong bài viết này, bạn có thể thấy được những lợi ích và độ bảo mật lớn mà SFTP mang lại khi truyền tải dữ liệu. Hy vọng với bài viết này bạn đã có thêm được nhiều thông tin hữu ích.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!