-
- Tổng tiền thanh toán:
SFP+ là gì? Sự khác nhau giữa SFP, SFP+ và XFP
SFP+ là gì? Sự khác nhau giữa SFP, SFP+ và XFP là gì? Bài viết ngay sau đây được MC&TT biên soạn sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết nhất để bạn đọc có cái nhìn chi tiết nhất về module quang học SFP+. Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu!
1. SFP+ là gì?
SFP+ (Small Form-Factor Pluggable Plus) là một thiết bị thu phát được tích hợp trong các thiết bị mạng để kết nối các module quang học với tốc độ truyền dữ liệu cao. SFP+ là một phiên bản nâng cấp của SFP (Small Form-Factor Pluggable) và được phát triển để hỗ trợ tốc độ lên đến 8 Gbit/s trên kênh truyền quang, 10 Gigabit trên Ethernet và mạng truyền tải quang tiêu chuẩn OTU2.
SFP+ có khả năng tương thích ngược với SFP, cho phép nâng cấp các hệ thống mạng hiện có mà không cần thay đổi toàn bộ module quang học. Về khả năng tương thích giữa SFP và SFP+, các cổng SFP+ có thể kết nối với bộ thu phát quang SFP nhưng tốc độ truyền tải sẽ bị khóa ở 1Gbps. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể cắm bộ thu phát SFP+ vào cổng SFP bởi SFP + hoàn toàn không hỗ trợ tốc độ dưới 1Gbps.
SFP+ hỗ trợ các chuẩn giao thức và công nghệ kết nối khác nhau, bao gồm Ethernet, Fiber Channel, InfiniBand, và các ứng dụng quang học khác. SFP+ được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị mạng như switch, router, máy chủ, thiết bị lưu trữ NAS và các thiết bị mạng khác.
SFP+ trên một thiết bị chuyển mạch Switch
2. Ưu/ nhược điểm của SFP+ là gì?
2.1 Ưu điểm của SFP+ là gì?
- Tốc độ truyền dữ liệu cao: SFP+ hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu lên đến 8 Gbit/s trên kênh truyền quang, 10 Gigabit trên Ethernet và mạng truyền tải quang tiêu chuẩn OTU2. và thậm chí còn cao hơn. Điều này cho phép truyền dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả trong các mạng LAN và SAN.
- Linh hoạt và tương thích ngược: SFP+ có khả năng tương thích ngược với SFP, cho phép nâng cấp hệ thống mạng hiện có mà không cần thay đổi toàn bộ module quang học. Điều này giúp giảm chi phí và thời gian cài đặt.
- Kích thước nhỏ gọn: SFP+ giữ nguyên kích thước nhỏ gọn của SFP, cho phép tiết kiệm không gian và sử dụng nhiều module trong một thiết bị mạng.
- Đa dạng ứng dụng: SFP+ được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị mạng và ứng dụng khác nhau, cho phép sự linh hoạt và tùy chỉnh hệ thống mạng theo nhu cầu.
SFP+ cho phép sử dụng nhiều module trong một thiết bị mạng.
2.2 Nhược điểm của SFP+ là gì?
- Giá thành: SFP+ có giá thành cao hơn so với các chuẩn giao diện khác như SFP hoặc GBIC (Gigabit Interface Converter). Việc triển khai một hệ thống truyền tải tốc độ cao có thể đòi hỏi chủ đầu tư doanh nghiệp tiêu tốn một một khoản chi phí ban đầu tương đối lớn.
- Khoảng cách truyền tín hiệu hạn chế: SFP+ có khoảng cách truyền tín hiệu hạn chế hơn so với các chuẩn giao diện quang học lớn hơn như XFP (10 Gigabit Small Form Factor Pluggable) hay QSFP (Quad Small Form-Factor Pluggable). Thông thường, SFP+ hỗ trợ khoảng cách truyền tối đa từ 100m đến 300m, trong khi các chuẩn khác có thể hỗ trợ khoảng cách lên đến vài km.
- Hạn chế về tốc độ truyền dữ liệu: Hiện nay sự phát triển của công nghệ mạng diễn ra cực kỳ mạnh mẽ. Bên cạnh SFP+, các chuẩn module quang học mới nhất đã đạt tốc độ lên tới 40 - 100 Gigabit. Vì vậy SFP+ đã và đang trở nên lỗi thời, không đáp ứng được những công việc đòi hỏi tốc độ và sử dụng băng thông cao.
3. Sự khác nhau giữa SFP, SFP+ và XFP
Trước khi phân tích sự khác biệt giữa SFP, SFP+ và XFP, bạn đọc cần nắm rõ khái niệm của SFP và XFP:
- SFP: SFP (Small Form-Factor Pluggable) là một thiết bị thu phát nhỏ gọn, được sử dụng trong các thiết bị mạng để kết nối các thiết bị mạng với các module quang học. SFP là phiên bản nâng cấp của GBIC (Gigabit interface converter) với kích cỡ chỉ bằng một nửa module Gbic, giúp tăng đáng kể mật độ cổng trên các thiết bị mạng. Tốc độ dữ liệu của SFP dao động từ 100 Mbps đến 4Gbit/s.
- XFP: XFP là thiết bị thu phát được phát triển để cung cấp khả năng truyền dữ liệu nhanh hơn cho các mạng Ethernet, WAN (Wide Area Network), MAN (Metropolitan Area Network), và các ứng dụng quang học khác. Với tốc độ truyền tải 10GbE, phạm vi truyền dữ liệu xa hơn so với SFP và SFP+ lên đến vài km.
Bạn đọc có thể tham khảo bảng so sánh sau để nắm rõ sự khác nhau giữa SFP, SFP+ và XFP:
4. Tổng kết
Bài viết về SFP+ là gì đến đây là kết thúc. Có thể nói SFP+ là một trong những công nghệ thông dụng hiện nay được tích hợp sẵn trên các dòng thiết bị NAS của Synology, QNAP và TerraMaster. Nếu bạn đọc đang có nhu cầu sử dụng SFP+ để nâng cao tốc độ truyền tải dữ liệu và cải thiện hiệu suất cho các tác vụ sao lưu, máy ảo.