MC&TT Co., Ltd

PSU là gì? Tổng hợp các loại PSU thông dụng cho phần cứng máy tính

Chia sẻ:

PSU là gì? Chắc chắn bạn đọc đang có nhu cầu tự build PC rất cần phải hiểu rõ PSU là gì? Vai trò của linh kiện này trong phần cứng máy tính?. Bài viết sau sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc của bạn đọc về PSU, chuẩn PSU là gì. Hãy cùng MC&TT tham khảo nhé!

1. PSU là gì?

PSU là viết tắt của Power Supply Unit chỉ chung bộ phận nguồn máy tính. Bộ nguồn máy tính có vai trò chuyển đổi dòng điện xoay chiều (AC) thành dòng điện một chiều (DC) để phục vụ các hoạt động của toàn bộ hệ thống máy tính.

PSU là viết tắt của Power Supply Unit chỉ chung bộ phận nguồn máy tính

2. Công thức tính công suất Power Supply Unit

Công thức tính công suất PSU chi tiết như sau:

Watt (W) = Voltage (V) x Ampe (A)

Trong đó:

  • V là hiệu điện thế.
  • A là cường độ dòng điện.

3. Vai trò của PSU là gì?

Sau khi biết được PSU là gì, chắc hẳn bạn đọc đã nhận ra vai trò cực kỳ quan trọng của linh kiện này. Nguồn máy tính sẽ quyết định chủ yếu đến độ bền và độ ổn định hoạt động của hệ thống phần cứng máy tính. Nếu nguồn điện ổn định và trơn tru, hệ thống PC sẽ tồn tại lâu hơn. Ngược lại nếu bạn dùng 1 bộ nguồn không tốt, các linh kiện phần cứng có thể bị chập cháy dẫn đến hư hại nặng.

PSU là thiết bị cung cấp toàn bộ năng lượng có các linh kiện máy tính hoạt động

Trong hệ thống máy tính, PSU giống như một trái tim, bơm máu (cung cấp điện năng) tới các bộ phận trên cơ thể (CPU, Ram, Card màn hình…). Vì vậy, một bộ nguồn tốt sẽ là một bộ nguồn có thể cung cấp dòng điện ổn định với điện áp hợp lý cho toàn bộ hoạt động của cả hệ thống máy tính.

4. Các yếu tố tạo nên một bộ nguồn tốt là gì?

Một bộ nguồn tốt sẽ bao gồm các yếu tố quan trọng như:

  • Điện áp đầu ra cần ổn định, không bị nhiễu, không gây ra từ trường, điện trường sang các linh kiện xung quanh khác.
  • Nhiều chuẩn đầu ra và chuẩn chân cắm. 
  • Chuẩn chân cắm phải bọc dây gọn gàng.
  • Khi hoạt động ít tỏa nhiệt, gây tiếng ồn nhỏ.
  • Dải điện áp đầu vào càng rộng càng tốt, từ 90 đến 260Vac, tần số 50/60 Hz.
  • Đảm bảo sự ổn định trong quá trình hoạt động, đúng công suất thiết kế trong một thời gian dài.
  • Hiệu suất làm việc cao trên 80% (công suất đầu ra/đầu vào lớn hơn 80%).

5. Quy ước điện áp theo dây màu

Trong 1 bộ nguồn PSU, quy ước chung cho các mức điện áp sẽ dựa trên màu dây. Cụ thể như sau:

  • Dây màu đen được quy định là dây chung với hiệu điện thế 0V và còn được gọi là GND hoặc COM. Tất cả các mức điện áp khác phải được so sánh với dây này. 
  • Dây màu cam thể hiện mức điện áp +3,3V, dây màu đỏ thể hiện mức điện áp +5V.
  • Dây màu vàng thể hiện mức điện áp +12V.
  • Dây màu xanh thể hiện mức điện áp -12V. 
  • Dây màu xanh lá cây được sử dụng để kích hoạt nguồn và có thể kết nối với dây 0V (hoặc COM, GND - màu đen) để kiểm tra hoạt động của nguồn trước khi kết nối với máy tính. 
  • Dây màu tím thể hiện điện áp 5Vsb. Thông thường dây màu tím luôn được cấp điện khi nguồn đầu vào kết nối với nguồn điện trong gia đình và được sử dụng cho khởi động ban đầu của máy tính. Các nguồn có thể sử dụng nhiều dây dẫn khác nhau để cấp các mức điện áp khác nhau.

Trong bộ nguồn PSU, mỗi màu dây được quy ước một mức điện áp khác nhau

6. Phân loại PSU theo yếu tố công suất

Bộ nguồn máy tính có ba loại công suất như sau: 

  • Công suất tổng (Total power): tổng công suất mà bộ nguồn có thể cung cấp cho tất cả các thiết bị kết nối. 
  • Công suất ổn định (Continuous power): Công suất tối đa mà bộ nguồn có thể cung cấp mà vẫn giữ được ổn định. 
  • Công suất đỉnh (Peak power): Ngưỡng công suất tối đa mà bộ nguồn có thể đạt được, tuy nhiên thường chỉ duy trì được trong vài mili giây.
  • Công suất cực đại vô thời hạn: Công suất tối đa mà bộ nguồn có thể đạt được khi chạy liên tục trong thời gian dài. Công suất cực đại vô thời hạn thường được áp dụng trong các bài test về độ bền, ổn định hoạt động của PSU.

7. Các loại PSU thông dụng cho phần cứng máy tính

Các bộ nguồn máy tính thông dụng hiện nay được phân biệt dựa trên thiết kế cáp nối:

  • Modular: Loại nguồn máy tính được thiết kế với khả năng tháo rời các dây cáp kết nối một cách đơn giản. Bộ nguồn PSU Modular rất phổ biến trong các bộ nguồn cao cấp bởi vì nó cho phép người dùng tháo ra các loại dây cáp không cần thiết. Qua đó giúp cho bộ máy tính trở nên gọn gàng hơn và không khí được lưu thông trong case tốt hơn. Ngoài ra, Modular cũng giúp cho việc sử dụng các bộ cáp nguồn custom để trang trí cho bộ case máy tính trở nên dễ dàng hơn.
  • Non Modular: Phần lớn các máy tính hiện nay sử dụng kiểu thiết kế Non-Modular, đây là kiểu thiết kế phổ biến nhất, trong đó bộ nguồn không thể tháo rời. 
  • Semi-Modular: Bộ nguồn chỉ sử dụng đường cáp chính như cáp 24 pin và cáp 8 pin không thể tháo rời, các dây cáp khác có thể tháo rời tùy theo nhu cầu sử dụng.

8. Hướng dẫn lựa chọn PSU phù hợp với máy tính của bạn

PSU là 1 trong những linh kiện đóng vai trò quan trọng trong phần cứng máy tính. Vậy những tiêu chí để lựa chọn PSU phù hợp bao gồm: Công suất - Thương hiệu - Giá thành.

8.1. Yếu tố công suất

Công suất là yếu tố hàng đầu khi người dùng lựa chọn bộ nguồn PSU, và đây cũng là yếu tố của chuẩn PSU. Việc lựa chọn công suất phù hợp dựa trên nhu cầu sử dụng để tránh những trường hợp như PSU có công suất lớn cao hơn mức công suất định mức của các linh kiện phần cứng. Có những loại PSU chuẩn công suất 100%, ví dụ PSU 600W có chuẩn công suất 600W đạt 100% tuy nhiên có những loại PSU 500W nhưng công suất chuẩn chỉ 80% và đạt được công suất thực là 500W.  

Người dùng không sử dụng hết được công suất của PSU và các linh kiện bị vượt quá định mức công suất tiêu thụ gây ra hiện tượng quá tải và hư hỏng các phụ kiện.

Lựa chọn công suất của bộ nguồn phù hợp sẽ giúp máy tính hoạt động trơn tru, ổn định

Khi lựa chọn PSU, bạn cần phải tính toán tổng công suất tải của máy tính kể cả những phụ kiện gắn rời (Card rời). Đối chiếu công suất full tải của máy tính rồi đối chiếu với Continuous Power: Công suất ổn định của bộ nguồn. Lưu ý quan trọng là hãy luôn chọn công suất ổn định của nguồn cao hơn công suất tiêu thụ của máy tính. 

8.2. Yếu tố thương hiệu

Thương hiệu cũng là 1 yếu tố rất quan trọng khi lựa chọn PSU. Lựa chọn 1 thương hiệu uy tín sản xuất ra những bộ nguồn ổn định nếu như bạn không muốn máy tính thường xuyên gặp vấn đề hay nặng hơn là chập cháy linh kiện. Bạn đọc có thể tham khảo:

  • Thương hiệu cấp 1: Một số công ty như Antec, Seasonic, Corsair và Silverstone được phần lớn người dùng lựa chọn vì độ ổn định, sử dụng các linh kiện cao cấp để sản xuất. 
  • Thương hiệu cấp 2: đây là bộ nguồn tầm trung với linh kiện không cao cấp như bộ nguồn cấp 1 nhưng vẫn mang lại hiệu quả khi sử dụng. Một số thương hiệu bạn có thể lựa chọn khi mua bộ nguồn cập 2 cho PSU như Cooler Master, FSP, Thermaltake và Acbel.
  • Thương hiệu cấp 3: Arrow, Huntkey và Golden Field là một số hãng sản xuất giá rẻ bạn có thể tham khảo.
  • Thương hiệu cấp 4: Nếu bạn sử dụng những bộ PC giá rẻ, không yêu cầu 1 bộ nguồn tốt, có thể sử dụng nguồn ATX.

8.3. Yếu tố giá thành

Bên cạnh 2 yếu tố hàng đầu về công suất và thương hiệu, bạn cũng nên quan tâm đến mức chi phí đầu tư cho bộ nguồn. Để đảm bảo lựa chọn được bộ nguồn máy tính chất lượng và đảm bảo được hiệu năng sử dụng lâu dài của phần cứng máy tính. Tốt nhất bạn nên đầu tư khoảng 10-15% tổng chi phí build dành cho bộ nguồn PSU.

Tạm kết

Có thể nói bộ nguồn máy tính có vai trò cực kỳ quan trọng để đảm bảo cho sự ổn định của hệ thống PC của bạn. Hi vọng rằng bạn đọc đã có đầy đủ các thông tin quan trọng để nắm rõ khái niệm PSU là gì. MC&TT khuyến khích bạn nên lựa chọn các sản phẩm PSU phù hợp dựa trên công suất, thương hiệu và giá thành.

Bạn đang xem: PSU là gì? Tổng hợp các loại PSU thông dụng cho phần cứng máy tính
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0904251826
x