-
- Tổng tiền thanh toán:
Payload là gì? Phân biệt Payload gói dữ liệu và Payload Malware
Payload là gì? Trong lĩnh vực mạng viễn thông, Payload là khái niệm khá thông dụng liên quan đến việc truyền tải tập tin. Tuy nhiên trong lĩnh vực an ninh mạng Payload cũng liên quan đến các Malware và virus. Để nắm rõ khái niệm và các thông tin liên quan tới Payload, bạn đọc hãy cùng MC&TT tham khảo bài viết ngay sau đây!
1. Payload là gì?
Payload là phần dữ liệu thực sự được truyền tải trong một gói tin mạng. Payload không bao gồm các tiêu đề hoặc thông tin điều khiển khác được thêm vào để hỗ trợ việc truyền tải dữ liệu trên mạng. Gói tin (packet) tiêu chuẩn sẽ gồm 3 thành phần chính: Header, Payload và Trailer. Payload là phần dữ liệu thực tế được chứa trong gói tin (packet). Payload là phần dữ liệu duy nhất được tiếp nhận bởi nguồn và đích, thông tin Header và Trailer sẽ bị loại bỏ khỏi gói khi được truyền tải đến đích.
Payload được đóng gói vào các phân đoạn TCP và được chia thành các khung (frame) Ethernet để truyền tải trên mạng. Payload có thể là bất kỳ loại dữ liệu nào, bao gồm cả văn bản, hình ảnh, âm thanh và video. Payload thường được mã hóa hoặc nén để giảm kích thước và tăng tốc độ truyền tải trên mạng.
2. Payload Malware là gì?
Trong lĩnh vực an ninh mạng, Payload lại là một thành phần của mã độc malware, thông thường là phần thực thi được thiết kế để tấn công và xâm nhập vào các hệ thống máy tính và đánh cắp hoặc phá hủy dữ liệu, hoặc để lây nhiễm hệ thống khác. Payload malware thường được mã hóa hoặc giấu kín để tránh bị phát hiện bởi các chương trình chống virus hoặc các giải pháp bảo mật khác. Có thể điểm qua một số dạng tấn công chính của Payload Malware gồm:
- Thực hiện chức năng tấn công: Payload malware có thể thực hiện các chức năng tấn công khác nhau, bao gồm truy cập trái phép vào hệ thống, tạo các cửa sau (backdoor) để cho phép kẻ tấn công tiếp tục truy cập vào hệ thống, tải xuống và thực thi các chương trình độc hại khác.
- Lây nhiễm hệ thống khác: Payload malware có thể được thiết kế để lan truyền sang các hệ thống khác thông qua các kết nối mạng hoặc thiết bị ngoại vi như USB, ổ cứng di động.
- Đánh cắp thông tin: Payload malware có thể thực hiện các chức năng để đánh cắp thông tin nhạy cảm của người dùng, bao gồm thông tin đăng nhập, thông tin tài khoản ngân hàng và thông tin cá nhân khác.
Để bảo vệ hệ thống kỹ thuật của cá nhân hay tổ chức, người dùng cần phải cài đặt và cập nhật các giải pháp bảo mật thường xuyên và tránh mở các tệp tin không rõ nguồn gốc hoặc các liên kết không an toàn trên internet.
Payload malware có thể thực hiện chức năng tấn công, lây nhiễm hệ thống hay đánh cắp thông tin
3. Cách thức hoạt động của Payload đối với gói tin Packet
Giới hạn payload trong giao thức mạng đóng vai trò khá quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu suất của giao thức. Nếu kích thước Payload nhỏ hơn sẽ yêu cầu việc tạo và truyền nhiều gói tin hơn cho một khối lượng dữ liệu. Ngược lại Payload lớn hơn sẽ tạo ra ít gói Packet hơn. Trong trường hợp này, kết nối mạng phải đảm bảo tốc độ cao và sự ổn định để truyền dẫn khối lượng lớn dữ liệu mà không xảy ra tình trạng chậm trễ hay lỗi mạng.
Kích thước tối đa của Payload mạng được xác định bằng cách trừ lượng dữ liệu cần thiết cho Header giao thức và Trailer được sử dụng từ kích thước đơn vị truyền tải tối đa cho giao thức. Kích thước MTU của các gói IP thay đổi tùy theo tình trạng hệ thống và độ mạnh của mạng.
4. Cách thức hoạt động của Payload Malware
Ngày nay, tin tặc hay hacker thường sử dụng cách tấn công các hệ thống hay dữ liệu mục tiêu bao gồm hai giai đoạn để vượt qua hàng phòng ngự. Phần Payload Malware đóng vai trò là “hạt giống” gây ra thiệt hại chính cho hệ thống mục tiêu, tách biệt hoàn toàn với vật chủ trung gian lây nhiễm. Ngay khi vượt qua hàng phòng ngự của hệ thống mục tiêu, Payload Malware có thể “nảy mầm” và khởi động các mã độc được tích hợp theo thời gian tùy ý.
Thông thường Payload Malware không có giới hạn dung lượng tối đa nhưng tin tặc thường điều chỉnh Payload Malware với một kích thước hợp lý nhất nhằm tránh bị gắn cờ bởi các công cụ phát hiện mã độc.
Hầu hết mọi mã độc đều có thể được tích hợp vào một Payload với trình tạo Payload. Công cụ mã nguồn mở Metasploit Project cung cấp tài nguyên để nghiên cứu các lỗ hổng bảo mật tuy nhiên cũng bao gồm một trình tạo Payload. Tin tặc có thể lợi dụng tính năng của Metasploit Project để dễ dàng tích hợp các dạng mã độc khác nhau vào Payload để lây nhiễm hệ thống đích, bao gồm: ransomware, botnet hoặc các loại virus, worm khác…
Payload Malware thường đóng vai trò là “hạt giống” gây ra thiệt hại chính cho hệ thống mục tiêu
5. Tổng kết
Trên đây là những thông tin quan trọng nhất về chủ đề Payload là gì được chúng tôi tổng hợp dành cho bạn đọc. Như đã đề cập tại phần trên Payload là phần dữ liệu thực sự được truyền tải trong một gói tin mạng, xuất hiện trong cả hai lĩnh vực về an ninh mạng và truyền thông. Hi vọng rằng bạn đọc đã có đầy đủ kiến thức cần thiết để nắm rõ các rủi ro của Payload Malware có thể gây ra, qua đó nâng cao hiệu quả của các công cụ bảo mật để bảo vệ hệ thống máy tính của bạn một cách tốt nhất.