MC&TT Co., Ltd

OCR là gì? Sự khác biệt giữa các công nghệ OCR, ICR, OMR

Chia sẻ:

Nhận dạng ký tự quang học là một trong những lĩnh vực đang nổi của trí tuệ nhân tạo (AI). Công nghệ này có thể dễ dàng ứng dụng trong nhiều giải pháp, sản phẩm giúp doanh nghiệp tự động hóa quá trình nhập liệu và lưu trữ hồ sơ giấy tờ, từ đó, hỗ trợ tối ưu hiệu quả vận hành và gia tăng trải nghiệm khách hàng. Vậy cụ thể, OCR là gì và cùng với OCR còn có những công nghệ nào khác? Bài viết dưới đây sẽ đem tới cái nhìn cụ thể, qua những phân tích, so sánh giữa OCR và những công nghệ tương cận.

OCR là gì?

OCR (Optical Character Recognition – Nhận dạng ký tự quang học) là một hệ thống cung cấp đầy đủ khả năng nhận dạng chữ và số trên giấy tờ bản in hoặc viết tay thông qua việc quét biểu mẫu. 

Chức năng của OCR: Máy quét sẽ quét biểu mẫu chứa hình ảnh ký tự, sau đó công cụ nhận dạng tiến hành đọc hiểu các hình ảnh và chuyển chúng thành dữ liệu ASCII (các ký tự máy có thể đọc được). Như vậy, OCR giúp tự động hóa việc nhập và lưu trữ dữ liệu, đảm bảo độ chính xác cao và tiết kiệm chi phí nhập liệu thủ công.

ICR, OMR là gì?

Cùng với OCR, gần đây, thuật ngữ Nhận dạng ký tự thông minh (Intelligent Character Recognition – ICR) được sử dụng để mô tả quá trình đọc hiểu dữ liệu hình ảnh, cụ thể là văn bản chữ và số. ICR là một mô-đun của OCR, có khả năng biến hình ảnh viết tay hoặc các ký tự in thành dữ liệu ASCII. Trong một số trường hợp, OCR cũng được gọi là ICR.

OMR (Optical Mark Reader – Nhận dạng dấu quang học) là một phương pháp điện tử thu thập dữ liệu do con người xử lý bằng cách xác định một số dấu hiệu nhất định trên tài liệu. Thông thường, quá trình nhận dạng dấu quang học được thực hiện với sự hỗ trợ của máy quét kiểm tra truyền tải hoặc phản xạ ánh sáng qua giấy; những nơi có đánh dấu sẽ phản xạ ít ánh sáng hơn phần giấy trắng, dẫn đến độ tương phản kém hơn. OMR thường được ứng dụng để xử lý dữ liệu từ phiếu điều tra hay chấm các bài thi trắc nghiệm.

Nhận dạng ký tự quang học hoạt động ra sao

Bước đầu tiên của nhận dạng ký tự quang học là sử dụng một máy scan để xử lý tài liệu vật lý. Khi tất cả các trang của tài liệu đã được sao chép, phần mềm OCR sẽ chuyển tài liệu thành phiên bản 2 màu, hoặc trắng và đen. Ảnh đã scan sẽ được phân tích để phân biệt các khu vực sáng và tối, trong đó các khu vực tối được xác định là các ký tự cần được nhận dạng, và các khu vực sáng là nền.

Các khu vực tối sau đó sẽ được tiếp tục xử lý nhằm phát hiện các ký tự alphabet, hoặc số. Các chương trình OCR có thể sử dụng nhiều kỹ thuật đa dạng, nhưng thông thường chúng sẽ lần lượt nhắm đến một ký tự/từ/block văn bản. Các ký tự sau đó sẽ được xác định bằng một trong hai thuật toán sau:

– Nhận dạng mẫu hình: các chương trình OCR được cho xem các mẫu văn bản thể hiện dưới nhiều font chữ và định dạng khác nhau, rồi dùng chúng để so sánh, và nhận dạng, các ký tự trong tài liệu đã scan.

– Phát hiện đặc điểm: các chương trình OCR áp dụng các quy luật liên quan đến đặc điểm của một ký tự hoặc số cụ thể để nhận dạng các ký tự trong tài liệu đã scan. Các đặc điểm bao gồm số đường thẳng có góc cạnh, đường thẳng cắt nhau, hoặc các đường cong trong một ký tự. Ví dụ, ký tự “A” hoa bao gồm 2 đường chéo giao với một đường ngang cắt ở chính giữa.

Khi một ký tự được xác định, nó sẽ được chuyển sang mã ASCII có thể sử dụng bởi các hệ thống máy tính. Người dùng cần sửa một số lỗi cơ bản, đọc lại văn bản đã chuyển, và đảm bảo các bố cục phức tạp đã được xử lý phù hợp trước khi lưu tài liệu để dùng sau này.

Lợi ích của nhận dạng ký tự quang học

Ưu điểm chính của công nghệ nhận dạng ký tự quang học bao gồm:

– Giúp tiết kiệm thời gian

– Giảm thiểu lỗi trong quá trình nhập liệu

– Giảm thiểu công sức phải bỏ ra

– Cho phép thực hiện các thao tác không thể thực hiện với các tài liệu vật lý, như nén thành các tập tin ZIP, đánh dấu từ khoá, tích hợp vào website, đính kèm trong email…

– Ngoài ra, bên cạnh việc cho phép lưu trữ số hoá tài liệu vật lý, OCR còn mở ra một con đường để người dùng dễ dàng biên tập, chỉnh sửa, và tìm kiếm các tài liệu đã nhận dạng được.

So sánh OCR/ICR với OMR

Khác biệt cơ bản giữa OCR/ICR và OMR: ICR và OCR là công cụ nhận dạng trên hình ảnh; trong khi OMR là công nghệ thu thập dữ liệu không yêu cầu một công cụ nhận dạng nào. Do đó, về cơ bản OMR không thể nhận dạng ký tự viết tay hoặc đánh máy.

So sánh chi tiết OMR với OCR/ICR

So sánh các khả năng và yêu cầu của OMR với OCR/ICR

Tổng kết

Trên đây là những thông tin bạn đọc cần biết về Nhận dạng kí tự quang học, hi vọng rằng sẽ hỗ trợ bạn trong việc tìm hiểu và nâng cao kiến thức về OCR. Đừng quên theo dõi những bài viết mới nhất của chúng tôi trong thời gian sắp tới nhé.

Bạn đang xem: OCR là gì? Sự khác biệt giữa các công nghệ OCR, ICR, OMR
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0904251826
x