NAS là gì? Lợi ích khi sử dụng thiết bị lưu trữ NAS là gì?
Trong thời đại công nghệ hiện đại, việc lưu trữ dữ liệu trở nên ngày càng quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Thiết bị lưu trữ mạng NAS ra đời đã trở thành một giải pháp lưu trữ dữ liệu được ưa chuộng hiện nay. Là nhà phân phối nhiều năm trong lĩnh vực CNTT, hôm nay MC&TT sẽ đi sâu vào khái niệm cơ bản NAS là gì và các lợi ích mà thiết bị lưu trữ này mang lại.
1. NAS là gì?
NAS là gì? Trả lời cho câu hỏi này thì NAS là tên viết tắt của Network-Attached Storage, tạm dịch là ổ cứng lưu trữ gắn mạng. NAS là một trong ba kiến trúc lưu trữ chính hiện nay, hoạt động song song với mạng lưu trữ khu vực (SAN) và lưu trữ gắn trực tiếp (DAS).
Thiết bị lưu trữ NAS được sử dụng để tập trung toàn bộ dữ liệu của người dùng, lưu trữ file, chia sẻ dữ liệu hay streaming đa phương tiện. Bên cạnh đó ổ cứng lưu trữ gắn mạng NAS cũng cho phép người dùng có thể truy cập dễ dàng kho dữ liệu chung với các thiết bị như Smartphone, Laptop, PC ở bất cứ nơi nào.
Có thể miêu tả NAS với những đặc điểm chính như:
- Network-Attached Storage (NAS) là một hệ thống lưu trữ dữ liệu được kết nối trực tiếp với mạng.
- NAS thường được cấu hình như một máy tính độc lập (Có đầy đủ CPU, RAM, hệ điều hành), có khả năng kết nối và quản lý nhiều ổ đĩa cứng để lưu trữ và chia sẻ dữ liệu cho tất cả người dùng.
- NAS cho phép người dùng kết nối và khai thác dữ liệu trong mạng lưu trữ chung qua kết nối mạng Ethernet hoặc Wifi mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bị.
- Cho phép nhiều người dùng, nhiều máy khách có thể cộng tác, chia sẻ dữ liệu hiệu quả hơn.
Thiết bị lưu trữ Nas và mẫu ổ cứng cho Nas
1.1. Tính năng nổi bật của hệ thống NAS là gì?
- Lưu trữ dữ liệu: NAS được sử dụng để lưu trữ và quản lý các tệp và dữ liệu trên mạng, giúp cho việc chia sẻ dữ liệu trở nên dễ dàng hơn.
- Sao lưu dữ liệu: NAS cung cấp tính năng sao lưu dữ liệu tự động để đảm bảo an toàn và độ tin cậy của dữ liệu.
- Truy cập từ xa: Với tính năng truy cập từ xa, người dùng có thể truy cập dữ liệu trên NAS từ bất kỳ đâu trên thế giới thông qua một kết nối internet.
- Chia sẻ dữ liệu: Hệ thống NAS cho phép người dùng chia sẻ dữ liệu trên mạng một cách dễ dàng, đồng thời cung cấp khả năng quản lý quyền truy cập cho từng người dùng.
- Streaming Media: Một số thiết bị NAS còn được trang bị tính năng streaming media, giúp người dùng truy cập và phát các nội dung đa phương tiện như video, âm nhạc và hình ảnh trên các nền tảng thiết bị di động.
- Quản lý tập tin: Hệ thống NAS cung cấp các tính năng quản lý tập tin và thư mục, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và sắp xếp dữ liệu.
- Giám sát Camera an ninh tại nhà riêng hoặc công ty.
- Bảo vệ dữ liệu người dùng đặc biệt là các doanh nghiệp khỏi các cuộc tấn công ransomware, virus, mã độc.
- Nâng cao năng suất làm việc của doanh nghiệp, đội nhóm với các công cụ làm việc cộng tác.
2. Đối tượng sử dụng thiết bị lưu trữ NAS là ai?
2.1. Đối tượng doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp, thiết bị lưu trữ NAS cung cấp hàng loạt những lợi ích đáng chú ý như:
- Thiết bị lưu trữ NAS cực kỳ hữu ích cho các đội nhóm xử lý công việc từ xa hoặc làm việc ở các múi giờ khác nhau, hỗ trợ truy cập dữ liệu đa nền tảng, trong mọi thời gian.
- NAS kết nối với bộ định tuyến không dây cung cấp khả năng truy cập số lượng lớn cho toàn bộ doanh nghiệp, giúp nhân viên dễ dàng truy cập dữ liệu từ bất kỳ thiết bị điện tử có kết nối mạng như: Laptop, điện thoại tablet…
- Các tổ chức thường triển khai môi trường NAS làm bộ lưu trữ hoặc nền tảng cho đám mây cá nhân hoặc riêng tư.
- Thiết bị NAS dành cho doanh nghiệp được thiết kế với nhiều tính năng cao cấp hơn để hỗ trợ quản lý lưu trữ, bảo mật thông tin và bảo vệ dữ liệu khỏi tấn công mạng.
- NAS cung cấp cho các khách hàng doanh nghiệp lớn hàng loạt những tính năng nâng cao như: RAID, Active Directory, Web Server, Firewall…
Mẫu thiết bị lưu trữ NAS sử dụng trong doanh nghiệp
2.2. Đối tượng cá nhân, gia đình
Đối với đối tượng cá nhân hay gia đình, thiết bị lưu trữ NAS cũng là một phương thức an toàn và tiết kiệm chi phí để sao lưu tất cả thiết bị, ảnh và video mà không phải định kỳ trả phí hàng tháng.
3. Lợi ích khi sử dụng hệ thống lưu trữ NAS là gì?
3.1. Thiết bị lưu trữ NAS đơn giản hóa quá trình truy cập và chia sẻ dữ liệu một cách nhanh chóng hơn
- NAS dễ dàng được tích hợp vào mọi môi trường ứng dụng, hỗ trợ nhiều trình duyệt, nền tảng thiết bị di động, hệ điều hành và giao thức truyền mạng.
- Dễ dàng chia sẻ dữ liệu và thư mục quan trọng thông qua liên kết hoặc mã QR, người dùng có thể thiết lập các tùy chọn bảo mật và quyền truy cập để bảo vệ dữ liệu. Điều này rất hữu ích để đảm bảo an toàn cho dữ liệu của bạn.
- Với NAS, người dùng có thể truy cập và chia sẻ dữ liệu từ bất kỳ thiết bị nào trong mạng LAN hoặc mạng Wifi, từ các máy tính và thiết bị di động đến các đầu phát đa phương tiện, TV thông minh và máy chủ truyền thông khác.
3.2. Giải pháp lưu trữ bằng NAS đảm bảo đồng bộ hóa các tập tin và thư mục quan trọng trên nhiều thiết bị và vị trí, bao gồm cả lưu trữ đám mây
- Các tập tin được sao lưu và đồng bộ hóa một cách hiệu quả, đáp ứng nhu cầu lưu trữ nhanh chóng và dễ dàng.
- Việc lưu trữ dữ liệu trên một thiết bị duy nhất giúp cho việc quản lý và truy cập dữ liệu trở nên dễ dàng hơn, tránh được việc tạo nhiều bản sao của cùng một tài liệu trên các thiết bị khác nhau, giúp tiết kiệm thời gian và không gian lưu trữ.
- Các công cụ quản lý tiện lợi sẽ giúp người dùng dễ dàng, linh hoạt hơn trong công việc quản lý dữ liệu bao gồm: quản trị lưu trữ, theo dõi thay đổi tập tin, đặt lịch cho từng tác vụ và kiểm soát băng thông truy cập cho từng tệp tin…
3.3. Thiết bị NAS hỗ trợ sao lưu toàn bộ dữ liệu trên tất cả các thiết bị cá nhân của người dùng một cách hiệu quả và an toàn
- Thiết lập sao lưu theo lịch trình hoặc đồng bộ hóa dữ liệu trong thời gian thực trên PC/ laptop để bảo vệ dữ liệu của bạn trước sự cố hệ thống hoặc các đợt tấn công ransomware.
- Điểm mạnh tiếp theo của NAS là khả năng cung cấp một môi trường lưu trữ an toàn cho dữ liệu. Với các tính năng bảo mật như mã hóa dữ liệu, sao lưu và phục hồi dữ liệu tự động, NAS giúp giảm thiểu rủi ro mất dữ liệu và tăng cường độ tin cậy của hệ thống lưu trữ.
- Cung cấp hàng loạt tính năng và phần mềm chuyên nghiệp để bảo vệ dữ liệu khỏi các cuộc tấn công mạng.
- Khôi phục hiệu quả các bản sao lưu từ hệ thống server cơ sở hoặc ngoài cơ sở hay lưu trữ đám mây.
- Ngoài ra, NAS còn được tích hợp với nhiều tính năng mới như chạy các ứng dụng và dịch vụ web, đồng bộ hóa dữ liệu với các dịch vụ đám mây và hỗ trợ các giao thức truy cập từ xa như giao thức FTP và giao thức SSH.
Nhờ vào những tính năng và lợi ích mang lại cho người dùng, NAS đã trở thành một giải pháp lưu trữ dữ liệu hiệu quả và tiện lợi cho các cá nhân, gia đình và doanh nghiệp.
4. Các bộ phận cấu thành hệ thống lưu trữ NAS là gì?
Sau khi đã nắm rõ NAS là gì, bạn đọc có thể tham khảo các thành phần chính tạo nên hệ thống lưu trữ NAS. Một hệ thống lưu trữ NAS tiêu chuẩn bao gồm các thành phần cơ bản như bộ xử lý (CPU), bộ nhớ (RAM), ổ đĩa cứng và hệ điều hành:
- CPU thường được tích hợp trên bo mạch chủ và được sử dụng để thực hiện các hoạt động phức tạp như mã hóa, giải mã và xử lý dữ liệu.
- RAM cung cấp bộ nhớ trung gian cho các hoạt động giải mã của CPU và các ứng dụng lưu trữ dữ liệu.
- Ổ cứng Nas là thành phần quan trọng nhất của thiết bị NAS và được sử dụng để lưu trữ dữ liệu. Có nhiều loại ổ đĩa cứng khác nhau được sử dụng trong NAS, bao gồm ổ đĩa cứng truyền thống và ổ đĩa cứng SSD (Solid State Drive).
- Ổ đĩa cứng truyền thống thường có dung lượng lớn và giá thành rẻ hơn so với SSD, song có tốc độ truy xuất dữ liệu chậm hơn. SSD cung cấp tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn so với ổ đĩa cứng truyền thống nhưng có giá thành đắt hơn.
- Một số thiết bị NAS cũng ứng dụng công nghệ RAID để tăng cường tốc độ truy xuất dữ liệu và độ tin cậy của hệ thống lưu trữ NAS. RAID sử dụng nhiều ổ đĩa cứng để lưu trữ dữ liệu và cung cấp một cơ chế sao lưu dữ liệu để đảm bảo dữ liệu của người dùng được bảo vệ và không bị mất khi một ổ đĩa bị hỏng.
- Hệ điều hành đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người dùng tương tác với thiết bị NAS, cung cấp các công cụ, tính năng để hỗ trợ người dùng trong công việc. Hiện nay có 3 thương hiệu chuyên sản xuất dòng thiết bị này như TerraMaster, Synology, QNAP. Mỗi thương hiệu sẽ phát triển các hệ điều hành riêng cho thiết bị lưu trữ NAS, lần lượt là QTS, DSM, TNAS.
Ngoài ra, thiết bị NAS còn có thể được trang bị các tính năng bổ sung như kết nối mạng (Lan hoặc Wifi), cổng USB, khe cắm thẻ nhớ…
5. Những lưu ý quan trọng khi bạn lựa chọn thiết bị NAS
Trước khi triển khai, những lưu ý quan trọng để lựa chọn nas storage là gì? Bạn đọc sẽ cần quan tâm đến 3 yếu tố phần cứng mà chúng tôi đã cập tại phần trên, bao gồm CPU, RAM và số lượng ổ cứng:
5.1. Ổ cứng
Ổ cứng cho Nas thường sử dụng công nghệ RAID để nâng cao hiệu suất truy cập dữ liệu và nâng cao độ tin cậy của hệ thống. Bạn đọc có thể tham khảo một số trường hợp như:
- Nếu bạn cần ít hơn 10TB dung lượng lưu trữ, có thể cân nhắc sử dụng một NAS 2-Bay.
- Nếu bạn cần ít nhất 15 đến 20 TB dung lượng lưu trữ, bạn có thể lựa chọn các dòng lưu trữ NAS với 4-Bay hoặc 6-Bay, để sử dụng RAID 5 hoặc RAID 6.
- Nếu bạn cần ít nhất 40 TB dung lượng lưu trữ và có nhu cầu nâng cấp trong tương lai? Hãy xem xét các dòng NAS Storage 8-bay với đa dạng tùy chọn RAID hơn.
- Thông thường khi mua thiết bị NAS có kèm sẵn ổ cứng bên trong sẽ tối ưu chi phí tốt hơn khi bạn mua riêng. Tuy nhiên nếu bạn muốn tự chọn ổ cứng cho hệ thống NAS hãy nhớ chọn đúng loại ổ cứng hỗ trợ cho NAS vì không phải ổ cứng nào cũng hỗ trợ NAS Storage.
NAS sử dụng công nghệ RAID
5.2. Lựa chọn CPU cho hệ thống NAS
Thực tế hệ thống NAS không yêu cầu quá nhiều về yếu tố CPU, cụ thể bạn sẽ không phải sử dụng các dòng CPU quá cao cấp như i7 hoặc i9 cho thiết bị NAS. CPU dùng cho NAS khác hẳn với CPU máy tính truyền thống khi phải hoạt động liên tục trong nhiều ngày, vài tuần hoặc vài tháng.
Các dòng vi xử lý trong hệ thống NAS cung cấp hiệu quả hơn về mức tiêu thụ điện năng, nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình hoạt động và hiệu quả khi thực hiện các tác vụ xử lý, mã hóa dữ liệu.
Hiện nay phần lớn các dòng NAS Storage tầm trung thường sử dụng các dòng CPU Intel Atom, Celeron và Pentium lõi tứ 4 hoặc các dòng CPU nhúng của AMD. Bạn có thể lựa chọn một trong số các CPU trên cho hệ thống NAS của mình.
5.3. Bao nhiêu RAM là đủ với NAS
Dung lượng RAM sẽ phụ thuộc phần lớn vào các ứng dụng và số lượng người dùng truy cập vào NAS Server trong từng thời điểm:
- Nếu bạn sử dụng NAS với mục đích gia đình như sao lưu, truy cập dữ liệu, theo dõi camera thì chỉ cần dùng từ 1 - 4GB RAM để đảm bảo quá trình sử dụng trơn tru.
- Đối với các yêu cầu sử dụng Plex Media Server nhằm phát các file phương tiện trên mọi nền tảng thiết bị như laptop, PC, điện thoại, TV. Chúng tôi khuyến khích bạn sử dụng bộ nhớ RAM 4GB.
- Đối với các khách hàng doanh nghiệp nhỏ - lớn sẽ có khối lượng công việc cần xử lý khá lớn gồm: giám sát camera quy mô lớn, chạy máy ảo, tạo và quản lý nhiều máy chủ lưu trữ cho email hoặc website… 8 GB RAM là con số tối thiểu mà khách hàng doanh nghiệp cần sử dụng. Con số này có thể nhiều hơn khi số lượng tác vụ tăng lên và số lượng người dùng truy cập nhiều hơn.
5.4. Yếu tố về bảo mật
Yếu tố bảo mật cực kỳ quan trọng đối với các khách hàng doanh nghiệp. Hãy lựa chọn thiết bị NAS hỗ trợ các công nghệ và tính năng bảo mật nâng cao như: mã hóa dữ liệu, ngăn chặn virus, mã độc và cung cấp tính năng tường lửa, bảo vệ dữ liệu khỏi các cuộc tấn công ransomware…
Đa phần các thiết bị Nas hiện nay đều hỗ trợ các công nghệ và tính năng bảo mật cao
5.5. Yếu tố về kết nối
Các thiết bị NAS hiện nay đều hỗ trợ sử dụng giao diện Gigabit Ethernet 10Gb/s. Một số dòng có tích hợp tính năng Port Trunking qua 2 cổng Ethernet giúp việc kết nối ổn định kể cả trường hợp một trong hai cổng gặp sự cố.
Các thiết bị NAS hiện nay đều hỗ trợ sử dụng giao diện Gigabit Ethernet 10Gb/s
6. Điểm khác biệt giữa SAN - DAS - NAS là gì?
Để hiểu rõ sự khác biệt giữa NAS và các giải pháp lưu trữ dữ liệu khác như DAS hay SAN, bạn cần nắm rõ khái niệm và phương thức hoạt động của mỗi giải pháp:
6.1. Điểm khác biệt DAS - NAS
Đầu tiên, DAS (Direct Attached Storage) là phương thức lưu trữ dữ liệu trực tiếp trên thiết bị lưu trữ như ổ đĩa cứng hoặc USB. DAS chỉ cho phép một máy tính hoặc thiết bị kết nối trực tiếp đến thiết bị lưu trữ và không thể chia sẻ dữ liệu cho các thiết bị khác trong mạng. Thiết bị lưu trữ DAS thường được sử dụng cho các nhu cầu lưu trữ cá nhân hoặc cho các ứng dụng có yêu cầu truy cập dữ liệu với tốc độ cao.
Sự khác biệt đáng kể giữa DAS và NAS là khả năng chia sẻ dữ liệu. Với NAS, dữ liệu được tổng hợp và lưu trữ trên một thiết bị NAS vật lý duy nhất và có thể truy cập từ bất kỳ thiết bị nào trong mạng LAN hoặc Wifi. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và không gian lưu trữ cũng như giảm thiểu rủi ro mất dữ liệu.
Điểm khác biệt giữa SAN - DAS - NAS
6.2. Điểm khác biệt giữa SAN - NAS
SAN (Storage Area Networking) hay còn gọi là mạng lưu trữ chuyên dụng cho kết nối các server và thiết bị với nhau, hoàn toàn tách biệt với các mạng LAN và mạng WAN.
Tuy nhiên, khi so sánh với SAN (Storage Area Network), NAS có thể bị giới hạn bởi tốc độ truy cập dữ liệu. SAN là một giải pháp lưu trữ dữ liệu được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu về hiệu suất và độ tin cậy của các ứng dụng khối lượng lớn như các cơ sở dữ liệu, máy chủ ảo hoặc các ứng dụng chạy trên mạng.
Vớ mạng lưu trữ SAN, dữ liệu được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ độc lập và được quản lý bởi một hệ thống mạng riêng biệt. Điều này giúp tăng tốc độ truy cập và độ tin cậy của hệ thống lưu trữ. Tuy nhiên, SAN là một giải pháp triển khai tốn rất nhiều chi phí và khá phức tạp trong cài đặt sử dụng. SAN thường được sử dụng trong các doanh nghiệp lớn với các ứng dụng chạy trên mạng.
7. Tổng kết
Hi vọng rằng qua bài viết trên, bạn đọc đã có đầy đủ những thông tin thật cần thiết về chủ đề NAS là gì? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp về các tính năng hay công nghệ NAS, Vchúng tôi sẽ hỗ trợ bạn một cách tốt nhất. Liên hệ ngay cho chúng tôi!