-
- Tổng tiền thanh toán:
Hệ điều hành là gì? Vai trò, chức năng của hệ điều hành mà bạn cần biết
Hệ điều hành là gì? Chắc hẳn những cái tên như Windows, Mac OS, Linux đã không còn quá xa lạ với nhiều người dùng hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm, vai trò và chức năng của các hệ điều hành trên. Bài viết ngay sau đây sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin và kiến thức quan trọng xoay quanh chủ đề trên. Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu!
1. Hệ điều hành là gì?
Hệ điều hành là gì? Trả lời cho câu hỏi này thì Operating System viết tắt OS là một phần mềm quản lý tài nguyên của máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng, máy chủ và nhiều thiết bị khác. Hệ điều hành sẽ cung cấp giao diện trực quan, cho phép người dùng tương tác với các ứng dụng và phần cứng của máy tính hay bất kỳ thiết bị thông minh nào.
1.1 Hệ điều hành máy tính là gì?
Như đã đề cập tại phần trên, chắc hẳn bạn đọc đã quá quen thuộc với hệ điều hành của Windows, MAC OS hay Linux. Vậy hệ điều hành máy tính là gì? Hệ điều hành máy tính là một phần mềm chạy trên máy tính, có vai trò quản lý tất cả các hoạt động và tài nguyên phần cứng của máy tính.
Hệ điều hành máy tính là tổng hợp của rất nhiều phần mềm ứng dụng, hệ thống, trình điều khiển Driver để cung cấp cho người dùng khả năng tương tác và khai thác tối đa hiệu năng của phần cứng máy tính. Bên cạnh đó Operating System của máy tính cũng được tích hợp các tính năng bảo mật để bảo vệ hệ thống khỏi các mối đe dọa từ phần mềm độc hại và các cuộc tấn công mạng.
Operating System viết tắt OS là một phần mềm quản lý tài nguyên của máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng
2. Chức năng của hệ điều hành là gì?
Hệ điều hành là một phần quan trọng đối với tất cả các hoạt động của các dòng thiết bị hiện nay. Hệ điều hành sẽ giúp khai thác tài nguyên và hiệu suất của các linh kiện phần cứng, hỗ trợ người dùng có thể tận dụng tối đa các tính năng và hiệu năng của thiết bị trong công việc, giải trí. Có thể miêu tả ngắn gọn chức năng của hệ điều hành sẽ bao gồm:
- Hệ điều hành sẽ làm nhiệm vụ quản lý tài nguyên của máy tính bao gồm các linh kiện phần cứng như: bộ nhớ, ổ cứng, CPU, thiết bị ngoại vi. Đồng thời cung cấp các dịch vụ, phần mềm driver hỗ trợ cho các ứng dụng khác nhau có thể khởi chạy trên hệ thống. Operating System sẽ quản lý các tiến trình của hệ thống và giám sát các hoạt động của phần mềm, đồng thời cung cấp các giao diện trực quan để người dùng có thể tương tác với các ứng dụng của hệ thống..
- Hệ điều hành cũng có trách nhiệm quản lý an ninh của hệ thống, bảo vệ chống lại các mối đe dọa từ phần mềm độc hại và các cuộc tấn công mạng. Operating System cung cấp các cơ chế bảo mật để giới hạn truy cập đến tài nguyên của hệ thống và đảm bảo an toàn cho dữ liệu bao gồm các phần mềm tường lửa, diệt virus…
- Ngoài ra, hệ điều hành còn có khả năng tương thích với các ứng dụng và phần mềm khác nhau, giúp người dùng có thể sử dụng các ứng dụng khác nhau trên cùng một hệ thống. Hệ điều hành cũng hỗ trợ cập nhật và nâng cấp hệ thống để đảm bảo tính ổn định về mặt hiệu năng và chất lượng bảo mật của dữ liệu hệ thống.
Tổng kết lại, hệ điều hành đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với các hệ thống máy tính, điện thoại, laptop. Chức năng của OS bao gồm: Quản lý và cung cấp tài nguyên cho các ứng dụng, bảo vệ an ninh của hệ thống và dữ liệu, hỗ trợ người dùng sử dụng các ứng dụng và phần mềm khác nhau qua giao diện trực quan
Hệ điều hành giúp khai thác tài nguyên và hiệu suất của các linh kiện phần cứng
3. Tổng hợp các hệ điều hành đã và đang tồn tại
Hiện nay, có rất nhiều hệ điều hành đã và đang được sử dụng trên các hệ thống máy tính hay thiết bị thông minh. Mỗi hệ điều hành có những đặc điểm riêng, phục vụ cho mục đích sử dụng cụ thể và nhu cầu của người dùng. Dưới đây là những hệ điều hành thông dụng nhất hiện nay:
3.1 Microsoft Windows
Windows là một trong những hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới và được sử dụng rộng rãi trên các máy tính cá nhân, máy chủ và các thiết bị di động. Hệ điều hành Windows được phát triển bởi Microsoft Corporation và được đưa ra thị trường vào năm 1985. Từ đó đến nay, Windows đã trải qua nhiều phiên bản và cải tiến để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người dùng.
Ưu điểm của hệ điều hành Microsoft Windows:
- Đa dạng phiên bản Windows 11, Windows 10, Windows 8, Windows 7, Windows XP, Windows Vista…
- Cung cấp nhiều tính năng và khả năng tùy chỉnh, làm cho nó trở thành một lựa chọn phổ biến cho người dùng cá nhân và doanh nghiệp.
- Hệ điều hành Windows cung cấp cho người dùng một giao diện đồ họa trực quan và dễ sử dụng, cho phép họ dễ dàng tương tác với máy tính mà không cần biết nhiều về các lệnh dòng lệnh.
- Khả năng tương thích với nhiều loại phần cứng máy tính hay điện thoại, tablet hiện nay.
- Tương thích với hầu hết các phần mềm, game hiện nay. Các hãng sản xuất phần mềm hay các Studio game hiện nay đều phát triển tựa game hay ứng dụng của họ tương thích với hệ điều hành “Cửa sổ” bởi cộng đồng người dùng cực kỳ đông đảo.
- Dễ dàng cài đặt và thiết lập hệ điều hành theo đúng mong muốn của người dùng.
- Được hỗ trợ bởi một cộng đồng lớn các nhà phát triển, nhà sản xuất phần cứng. Qua đó đảm bảo rằng các phiên bản mới nhất của hệ điều hành này sẽ luôn được cập nhật và cải tiến vượt trội về cả tính năng và hiệu năng.
- Đa dạng tính năng phục vụ đắc lực cho công việc và giải trí, bao gồm: Các tính năng quản lý tập tin, cài đặt và quản lý ứng dụng, truy cập internet, tùy chỉnh giao diện, bảo mật hệ thống, tường lửa ngăn chặn tấn công và quản lý tài nguyên phần cứng.
Hệ điều hành Windows được phát triển bởi Microsoft Corporation
Tuy nhiên Microsoft windows vẫn tồn tại một số giới hạn như:
- Tồn tại nhiều vấn đề về bảo mật và ổn định, và nhiều người dùng đã phải đối mặt với các vấn đề như virus, phần mềm độc hại và các cuộc tấn công mạng.
- Tốn nhiều tài nguyên hệ thống hơn so với một số hệ điều hành khác trong các tác vụ, có thể gây ra các tình trạng giật lag, suy giảm hiệu quả công việc và giải trí.
Thực tế hiện nay 10 người dùng laptop hay PC thì trong số đó đã có 8 người dùng hệ điều hành Windows của Microsoft. Có thể khẳng đinh rằng Windows là hệ điều hành thông dụng nhất hiện nay.
3.2 MacOS
MacOS (viết tắt của Macintosh Operating System) là hệ điều hành được phát triển bởi Apple cho các máy tính của họ. Lịch sử của MacOS bắt đầu từ năm 1984, khi Apple ra mắt phiên bản đầu tiên của hệ điều hành này, mang tên Macintosh System Software. Cho đến nay đã có rất nhiều phiên bản hệ điều hành MacOS được công bố và được người dùng toàn cầu tin dùng.
Những ưu điểm đáng chú ý của hệ điều hành MacOS:
- MacOS cung cấp giao diện người dùng tuyệt đẹp, khả năng đồng bộ với các thiết bị khác của Apple như iPhone và iPad, và được đánh giá cao về tính bảo mật.
- Tính ổn định và độ tin cậy cao, hoạt động ổn định và mượt mà hơn so với Windows trong một số các tác vụ hệ thống và phần mềm chuyên môn.
- Hệ điều hành MacOS được tối ưu hóa tốt, khả năng khai thác tối đa sức mạnh phần cứng trong mọi tác vụ về công việc văn phòng, thiết kế, render video, phần mềm chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp…
- MacOS cũng có tính tương thích tốt với các thiết bị di động của Apple, giúp người dùng dễ dàng chia sẻ dữ liệu và đồng bộ hóa thông tin giữa các thiết bị Apple cá nhân.
- Áp dụng đa nền tảng thiết bị: MacOS được sử dụng trên hầu hết các thiết bị của Apple như MacBook, Mac mini, iMac, Mac Pro…
- Tính năng bảo mật vượt trội với nhiều cơ chế bảo vệ dữ liệu và hệ thống khác nhau.
MacOS (viết tắt của Macintosh Operating System) là hệ điều hành được phát triển bởi Apple
Tuy nhiên hệ điều hành MacOS vẫn tồn tại một số hạn chế như:
- Khả năng tương thích cao với các phần cứng của Apple tuy nhiên các ứng dụng và phần cứng của bên thứ ba không được hỗ trợ.
- Giá thành của các thiết bị Apple sử dụng hệ điều hành MacOS khá cao, khiến các sản phẩm của Apple trở thành một lựa chọn không phù hợp cho những người dùng có ngân sách eo hẹp.
- MacOS không hỗ trợ một số phần mềm và game tốt như Windows OS. Nếu bạn là một chuyên gia thiết kế, render video hay coder MacOS sẽ cung cấp cho bạn hiệu suất làm việc mạnh mẽ và trơn tru. Nếu bạn là một game thủ, chúng tôi không khuyến khích bạn sử dụng MacOS
3.3 Linux
Linux là hệ điều hành mã nguồn mở và miễn phí, được sử dụng rộng rãi cho các máy chủ và máy tính cá nhân. Linux là một hệ điều hành mã nguồn mở được phát triển bởi cộng đồng các nhà phát triển trên toàn thế giới. Linux được phát hành dưới giấy phép GPL (General Public License) và có thể tùy biến và phân phối miễn phí cho mọi người sử dụng.
Linux ra đời vào những năm 1991 khi một sinh viên người Phần Lan tên Linus Torvalds quyết định tạo ra một hệ điều hành miễn phí và mã nguồn mở dành cho các máy tính x86. Sau đó, Linux nhanh chóng trở thành một trong những hệ điều hành được ưa chuộng nhất trên thế giới, đặc biệt là trong các máy chủ và thiết bị nhúng.
Các ưu điểm của hệ điều hành Linux
- Hiệu suất và độ ổn định cao, đặc biệt là trong các máy chủ. Hơn nữa, Linux là một hệ điều hành miễn phí và mã nguồn mở, giúp tiết kiệm chi phí cho người dùng.
- Linux cung cấp khả năng tùy chỉnh cao, độ ổn định và bảo mật tốt, làm cho nó trở thành lựa chọn phổ biến cho các nhà phát triển phần mềm và các doanh nghiệp công nghệ.
- Hiện nay, Linux có rất nhiều phiên bản khác nhau, với mỗi phiên bản được thiết kế để phục vụ cho một mục đích cụ thể. Các phiên bản Linux phổ biến nhất hiện nay bao gồm Ubuntu, Debian, Fedora, Red Hat, CentOS, Arch Linux và Mint. Mỗi phiên bản đều có những tính năng và đặc điểm riêng, nhưng đều có cùng một điểm chung là tối ưu hóa hiệu suất và tính bảo mật.
- Bảo mật vượt trội, sử dụng mượt mà trên các dòng máy tính cấu hình yếu.
Linux là hệ điều hành mã nguồn mở và miễn phí
Tuy nhiên Linux vẫn tồn tại những điểm yếu như:
- Khó tiếp cận đối với những người dùng không có kinh nghiệm về lập trình.
- Phần mềm và ứng dụng không đa dạng như các hệ điều hành Windows và MacOS.
3.4 Chrome OS
Chrome OS là một hệ điều hành dựa trên nền tảng Linux được phát triển bởi Google, được thiết kế để hoạt động trên các thiết bị có kết nối internet như máy tính xách tay, máy tính bảng và máy tính để bàn. Chrome OS được thiết kế để hoạt động tốt với các ứng dụng trực tuyến và dựa trên trình duyệt Google Chrome để sử dụng các phần mềm và truy cập các dịch vụ trực tuyến của Google.
Chrome OS được phát triển vào năm 2009 và được giới thiệu chính thức vào năm 2011 trên máy tính xách tay Chromebook đầu tiên. Lúc đầu, hệ điều hành này được xem là một bước đột phá trong việc cung cấp một hệ điều hành dựa trên nền tảng web, tạo ra một trải nghiệm sử dụng máy tính rất khác so với các hệ điều hành truyền thống như Windows hay macOS.
Ưu điểm của hệ điều hành Chrome OS:
- Khả năng khởi động nhanh và tính bảo mật cao.
- Tích hợp sẵn với các dịch vụ của Google như Gmail, Google Drive, Google Docs và Google Sheets. Người dùng có thể lưu trữ và chia sẻ dữ liệu của mình trên đám mây của Google mà không cần phải tải xuống bất kỳ ứng dụng nào. Điều này giúp cho việc truy cập và quản lý tài liệu trở nên dễ dàng hơn.
- Tải xuống bất kỳ ứng dụng nào trong Google Play Store và sử dụng giống như trên các thiết bị Android.
Chrome OS là một hệ điều hành dựa trên nền tảng Linux được phát triển bởi Google
Nhược điểm của hệ điều hành Chrome OS:
- Cần có kết nối mạng không dây nếu bạn không muốn công việc của mình bị gián đoạn, người dùng sẽ không thể truy cập vào các ứng dụng và dịch vụ trực tuyến mà họ cần.
- Chrome OS chỉ có thể sử dụng được trên các thiết bị Chromebook.
4. Các hệ điều hành dành cho thiết bị di động
4.1 Android
Android là hệ điều hành phổ biến nhất trên thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng. Nó được phát triển bởi Google và cung cấp nhiều tính năng tùy chỉnh cho người dùng, cũng như truy cập vào hàng ngàn ứng dụng trên Google Play Store.
Android OS được phát triển vào năm 2003 bởi 4 nhà đồng sáng lập Andy Rubin, Rich Miner, Nick Sears và Chris White tại một công ty mới thành lập mang tên Android Inc. Đến năm 2005, gã khổng lồ Google đã mua lại công ty này và bắt đầu phát triển hệ điều hành này như là một sản phẩm mã nguồn mở hoạt động trên hầu hết các thiết bị smartphone, tablet, smartTV hiện nay. Hệ điều hành Android đầu tiên được ra mắt vào năm 2008 trên chiếc điện thoại thông minh T-Mobile G1.
Android là hệ điều hành phổ biến nhất trên thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng
Ưu điểm của Android bao gồm:
- Giao diện dễ sử dụng, khả năng tùy biến cao. Các hãng sản xuất điện thoại hay tablet hiện nay đều sử dụng hệ điều hành Android và tùy biến giao diện và phong cách của họ dựa trên nền tảng này.
- Tính linh hoạt cao, cài đặt trên nhiều dòng thiết bị thông minh của nhiều hãng công nghệ hiện nay.
- Android cũng hỗ trợ nhiều tính năng tùy chỉnh, cho phép người dùng tự do thiết lập giao diện và các ứng dụng trên thiết bị của họ..
- Kho ứng dụng đa dạng dễ tìm kiếm và cài đặt. Người dùng cũng có thể cài đặt ứng dụng từ nguồn thứ 3 không thuộc cửa hàng của Google.
Tuy nhiên song song với các ưu điểm kể trên thì Android vẫn tồn tại các nhược điểm như:
- Bảo mật yếu
- Kho dữ liệu đa dạng song không được kiểm duyệt gắt gao, các ứng dụng rác cực kỳ nhiều có thể gây ra rủi ro cho thiết bị của người dùng khi dính malware, ransomware hay virus được kẻ xấu tích hợp trong ứng dụng.
- Tối ưu ứng dụng và phần cứng không quá tốt, khả năng đa nhiệm không được đánh giá cao.
4.2. IOS
IOS là hệ điều hành di động được phát triển bởi Apple Inc. Được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2007, IOS đã mang tới kỷ nguyên mới cho các thiết bị thông minh. Hiện nay IOS được cài đặt trên hầu hết các thiết bị của Apple bao gồm: iPhone, iPad, iPod Touch và Apple Watch.
IOS là hệ điều hành di động được phát triển bởi Apple Inc
Các tính năng tiêu biểu của hệ điều hành IOS:
- Tính năng đa nhiệm của iOS vượt trội hơn rất nhiều so với Android, cho phép người dùng chạy nhiều ứng dụng cùng một lúc và chuyển tiếp qua lại giữa các ứng dụng mà không phải load lại.
- Siri - Trợ lý ảo của Apple, cho phép người dùng giao tiếp với thiết bị của họ bằng giọng nói để thực hiện nhiều tác vụ khác nhau.
- iMessage là một ứng dụng nhắn tin được tích hợp sẵn trên các thiết bị sử dụng IOS của hãng Apple, cho phép người dùng có thể gửi tin nhắn văn bản, hình ảnh, và video cho nhiều người dùng IOS khác.
- FaceTime là ứng dụng gọi video được tích hợp sẵn các trên thiết bị IOS, cho phép người dùng kết nối và gọi video với những người dùng thiết bị Apple khác. Thay vì phải tải thêm Messenger thì người dùng chỉ cần Facetime để có thể trò chuyện online với người thân và bạn bè một cách dễ dàng.
- AirDrop cho phép người dùng chia sẻ tệp dễ dàng giữa các thiết bị của Apple mà không cần sử dụng cáp chuyển phức tạp.
- Độ bảo mật cao,tối ưu tốt sức mạnh phần cứng mang tới hiệu năng ổn định theo thời gian. Bạn có thể so sánh hai thiết bị Android và IOS sau một thời gian sử dụng, các thiết bị chạy IOS vẫn giữ được sự ổn định, rất hiếm xảy ra tình trạng giật lag như Android.
5. Các hệ điều hành dành cho thiết bị lưu trữ NAS
Hiện nay các dòng thiết bị lưu trữ NAS sẽ sử dụng các hệ điều hành thông dụng như:
- Hệ điều hành DSM: DiskStation Manager là một hệ điều hành được phát triển trên nền web, cung cấp giao diện dễ sử dụng trên các thiết bị NAS của Synology. DSM giúp người dùng quản lý dữ liệu, bao gồm các tài liệu, hình ảnh, nhạc và video. Được Synology phát triển và công bố vào năm 2003, cho đến nay DSM đã trải qua rất nhiều bản cập nhập và cải tiến. Phiên bản mới nhất là IDM 7.2 cung cấp cho người dùng các dòng thiết bị lưu trữ NAS Synology một loạt những tính năng đáng chú ý.
- Hệ điều hành của hãng QNAP: Hệ điều hành riêng biệt của hãng QNAP dành cho các thiết bị lưu trữ NAS của hãng bao gồm: QTS, QuTS Hero, QuTS Cloud và QES.
- Hệ điều hành TSS: Hệ điều hành của hãng TerraMaster dành cho thiết bị NAS của hãng.
Hệ điều hành DSM dành cho Nas
Nhìn chung các hệ điều hành kể trên đều phục vụ cho quá trình người dùng sử dụng các thiết bị lưu trữ NAS. Các tính năng thông dụng nhất mà người dùng được hỗ trợ bao gồm:
- Giao diện trực quan, dễ dàng sử dụng hay theo dõi công việc.
- Nâng cao hiệu suất và hiệu quả công việc đội nhóm với các ứng dụng chia sẻ, đồng bộ dữ liệu giữa nhiều người dùng.
- Khả năng khôi phục và bảo vệ dữ liệu mạnh mẽ.
- Cải tiến về kiểm soát truy cập, nâng cao độ bảo mật khi truy cập vào dữ liệu nội bộ.
- Tính năng ảo hóa: Cung cấp các giải pháp ảo hóa của Synology khai thác sức mạnh của thiết bị NAS để vận hành các máy ảo hoặc dùng làm bộ nhớ cho môi trường máy ảo.
- Tính năng bảo vệ dữ liệu chuyên sâu: Sao lưu dữ liệu,cấu hình cài đặt IDM, loại bỏ trùng lặp dữ liệu cải thiện tốc độ và thời gian lưu trữ.
- Quản lý tập tin chuyên sâu: Dễ dàng truy cập vào dữ liệu lưu trữ tập trung mọi lúc, mọi nơi. Đồng bộ hóa dữ liệu trên mọi thiết bị cá nhân, quản lý bộ nhớ, theo dõi và thông báo các thay đổi đối với 1 hay nhiều tập tin.
- Trình chiếu các nội dung như ảnh, video, âm nhạc chất lượng cao.
6. Tổng kết
Trên đây là toàn bộ các thông tin xoay quanh chủ đề hệ điều hành là gì. Có thể nói vai trò của hệ điều hành cực kỳ quan trọng, người dùng sẽ không thể cài đặt hay sử dụng bất kỳ phần mềm ứng dụng nào trên các hệ thống phần cứng thiết bị hiện nay. Nếu bạn đọc vẫn còn những thắc mắc cần giải đáp hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.