-
- Tổng tiền thanh toán:
Các cổng kết nối màn hình máy tính phổ biến và những điều bạn cần biết
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cổng kết nối với thiết kế và tính năng khác nhau, hỗ trợ người dùng xuất hình ảnh từ laptop lên màn hình máy tính một cách đơn giản và nhanh chóng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết các loại cổng kết nối này qua bài viết dưới đây nhé!
HDMI (High-Definition Multimedia Interface)
HDMI (viết tắt từ High-Definition Multimedia Interface) được hiểu một cách đơn giản là giao diện đa phương tiện có độ phân giải cao. HDMI này thực chất là một cổng độc quyền được phát minh và phát triển bởi một nhóm các công ty như Sony, Sanyo, Toshiba. HDMI có thể truyền tín hiệu video không nén và audio (không nén hoặc nén 8 kênh), và đương nhiên là chuyển sang dùng tín hiệu số nhằm đảm bảo chất lượng hình ảnh cao nhất có thể.
HDMI là cổng kết nối phổ biến, có mặt trên nhiều loại thiết bị
Không cần phải nói nhiều, HDMI hiện đang là cổng xuất hình ảnh phổ biến nhất vì nó không chỉ xuất hiện trên laptop, desktop, màn hình, TV mà còn cho cả các máy chiếu, đầu thu kĩ thuật số, đầu đĩa DVD, Blu-ray và nhiều món đồ chơi công nghệ khác. HDMI có các biến thể với kích thước nhỏ hơn là mini HDMI và micro HDMI, chủ yếu dùng trong điện thoại hoặc các máy tính mỏng nhẹ với tính năng không khác biệt mấy so với chuẩn HDMI full-size.
Cổng HDMI có khả năng truyền tải hình ảnh chất lượng tốt hơn, màu sắc chân thực, hỗ trợ hình ảnh 4K, xuất được âm thanh, khoảng cách truyền tải xa hơn lên tới 70m… Ngày nay HDMI được sử dụng rộng rãi với các kích thước khác nhau phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người dùng như:
- HDMI type C thường thấy trên các thiết bị laptop, máy tính bảng.
- HDMI type A dùng cho màn hình máy tính, truyền hình.
- HDMI Micro type D dùng cho smartphone.
VGA (Video Graphics Array)
VGA (viết tắt của Video Graphics Array) đây là một trong những chuẩn xuất hình ảnh cũ nhất mà bạn vẫn còn có thể tìm thấy trên các thiết bị này nay. Nó được phát triển lần đầu bởi IBM và ra mắt từ tận năm 1987, chỉ hỗ trợ truyền hình ảnh và không cho phép truyền âm thanh. Cổng VGA chủ yếu được sử dụng để nối giữa màn hình với laptop hoặc desktop, trước đó có dùng cho cả TV lẫn một số card đồ họa mở rộng nữa.
Tuy cổng VGA vẫn còn được sử dụng nhưng mức độ phổ biến đang giảm dần do thiết kế cổng dày, không hỗ trợ truyền âm thanh, chỉ hỗ trợ màn Full-HD 1920 x 1080 trong khi màn 2K, 4K đang ngày càng phổ biến trong thời đại công nghệ hiện nay.
USB Type C
Cổng USB Type C (hay USB-C) có thiết kế bầu dục cân xứng và có thể cắm được hai đầu, hỗ trợ truyền âm thanh và hình ảnh cùng lúc ở độ phân giải tối đa là 4K 16bit. Bên cạnh đó, cổng USB-C còn được dùng để sạc ngược ra cho các thiết bị khác như điện thoại, máy tính bảng,… Nhờ thiết kế và công năng thông minh, tiện lợi mà cổng USB Type C đang được sử dụng khá phổ biển hiện nay.
Cổng USB Type C đang được sử dụng phổ biến trên nhiều thiết bị
USB-C Thunderbolt
Cổng USB-C Thunderbolt có hình dạng giống USB-C và thường có ký hiệu tia chớp để có thể phân biệt. Cổng này hỗ trợ xuất hình ảnh và âm thanh, khả năng truyền tối đa của Thunderbolt. Ngoài ra các màn hình trang bị cổng Thunderbolt còn có khả năng sạc pin cho điện thoại, laptop với công suất 86W thông qua Power Delivery.
Thunderbolt thực chất kết hợp 2 đường truyền trong đó: PCIe cho dữ liệu và DisplayPort cho hình ảnh / âm thanh. Nó đầy đủ đặc tính về hình ảnh của DisplayPort, hỗ trợ thêm việc nối chuỗi tối đa 6 màn hình với nhau (daisy-chain). Ban đầu công nghệ này do Intel và Apple cùng phát triển, nó có tên Light Peak và dùng cáp quang để truyền tín hiệu. Nhưng về sau, Intel quyết định chuyển sang dùng cáp đồng cho rẻ hơn trong khi không ảnh hưởng nhiều tới hiệu năng, lại còn có thể truyền điện năng nữa (tức là các thiết bị ngoại vi có thể hoạt động mà không cần nguồn riêng).
Apple là công ty đầu tiên đưa Thunderbolt ra thị trường với MacBook Pro đời 2011. Thunderbolt 1 và 2 sử dụng chung cổng với mini DisplayPort nên nó tương thích với bất kì màn hình nào có cổng DisplayPort mà không cần qua bất kì bộ chuyển đổi nào. Tới năm 2016, Intel đưa Thunderbolt 3 vào cổng USB-C.
DisplayPort
DisplayPort được phát triển bởi hiệp hội Video Electronics Standards Association (VESA). DisplayPort cũng có thể truyền cả âm thanh và video nên dễ dàng trở thành đối thủ của HDMI. Tính tới DisplayPort 1.4, cổng này đã hỗ trợ xuất hình ảnh 8K 7680 x 4320 ở 60Hz, 4K ở 120Hz, hỗ trợ HDR, 21.9 video đa luồng, âm thanh đa kênh, công nghệ V-Sync hay G-Sync.
DisplayPort có một biến thể khá phổ biến là mini DisplayPort. Hiện nó đang được xài cho các máy MacBook từ đời Early 2016 trở về trước, nhiều thiết bị của Lenovo (nhất là dòng ThinkPad) cũng như HP, Dell cũng được trang bị mini DisplayPort. Màn hình hỗ trợ mini DisplayPort thì không nhiều, đa phần đắt tiền nhưng bù lại chất lượng hiển thị rất cao, thiết kế đẹp và nhắm tới phân khúc trung-cao cấp chứ không phổ biến như HDMI.
DVI
DVI (viết tắt từ Digital Visual Interface) có thể hiểu là giao diện hình ảnh kỹ thuật số, được ra mắt từ những năm 1999 – 2000 và là thế hệ kế nhiệm của cổng VGA. DVI được chia làm 3 loại chính:
- DVI-I (Integrated) kết hợp cả tín hiệu số và tương tự trong cùng 1 cổng kết nối
- DVI-D (Digital) chỉ hỗ trợ tín hiệu số
- DVI-A (Analog) chỉ hỗ trợ tín hiệu tương tự
Riêng DVI-I và DVI-D còn chia thành 2 biến thể: single và dual link. Dây single link hỗ trợ truyền hình ảnh tối đa 1920 x 1200 ở tần số 60Hz, còn bản dual thì hỗ trợ 2560 x 1600 ở tần số 60 Hz.
Nên chọn màn hình có cổng kết nối nào?
Để chọn màn hình có cổng kết nối phù hợp, trước hết bạn cần cân nhắc xem mẫu PC mình đang sử dụng được hỗ trợ cổng kết nối nào, sau đó mới mua màn hình tương ứng.
Dòng máy tính công nghiệp cũng hỗ trợ đa dạng cổng như HDMI, DVI, VGA và Display Port giúp khách hàng dễ dàng tìm chọn mẫu màn hình hiển thị có sẵn trên thị trường.