-
- Tổng tiền thanh toán:
Beamforming là gì? Vai trò và cách thức hoạt động của Beamforming
Nếu bạn sử dụng các dòng thiết bị định tuyến với chuẩn kết nối như chuẩn wifi 6 hay 6E mới nhất hiện nay chắc chắn đã từng nghe thấy công nghệ Beamforming được tích hợp vào các dòng thiết bị trên. Vậy công nghệ Beamforming là gì? Lợi ích mà công nghệ này mang lại gồm những gì? Bạn đọc có thể tìm thấy lời giải đáp trong bài viết sau của chúng tôi!
1. Beamforming là gì?
Beamforming là gì? Đây là công nghệ giúp tập trung tín hiệu sóng vô tuyến Wifi truyền theo một hướng cụ thể thay vì lan tỏa trong không gian. Beamforming hoạt động bằng cách điều chỉnh pha và mức độ của tín hiệu phát từ nhiều ăng-ten khác nhau để tập trung chúng vào một hướng cụ thể trong không gian.
Khi một tín hiệu không dây Wifi được phát từ một nguồn phát đơn lẻ, tín hiệu này sẽ lan truyền ra xung quanh và độ mạnh sẽ bị giảm đi theo khoảng cách. Tuy nhiên, khi áp dụng công nghệ Beamforming với một hệ thống nhiều anten, hệ thống sẽ điều chỉnh pha và mức độ của các tín hiệu phát ra từ mỗi anten để tạo ra một điểm tập trung trong không gian.
Khi các tín hiệu này được kết hợp lại sẽ tăng độ mạnh và tập trung hơn theo một hướng cụ thể, cải thiện hiệu suất truyền dẫn và giảm độ nhiễu của sóng vô tuyến.
Beamforming hoạt động bằng cách điều chỉnh pha và mức độ của tín hiệu
2. Lợi ích của công nghệ Beamforming là gì?
Công nghệ beamforming mang lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện hiệu suất truyền dẫn tín hiệu trong các hệ thống không dây đặc biệt là khi sử dụng trong các thiết bị wifi. Sau đây là một số lợi ích chính của công nghệ beamforming:
- Tăng độ chính xác: Beamforming giúp tập trung tín hiệu vào một hướng cụ thể, giúp cải thiện độ chính xác và độ tin cậy của truyền dẫn tín hiệu.
- Giảm độ nhiễu: Bằng cách tập trung tín hiệu vào một hướng cụ thể, beamforming giúp giảm độ nhiễu và nâng cao chất lượng tín hiệu truyền dẫn.
- Tăng tốc độ truyền dẫn: Beamforming giúp tăng tốc độ truyền dẫn tín hiệu bằng cách tập trung tín hiệu theo một hướng cụ thể thay vì phân tán ra không gian.
- Tiết kiệm năng lượng: Beamforming giúp giảm mức tiêu thụ năng lượng của hệ thống bằng cách tập trung tín hiệu và giảm độ nhiễu, từ đó tránh lãng phí năng lượng tiêu thụ để thiết bị phát sóng đến được thiết bị nhận.
Beamforming mang lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện hiệu suất truyền dẫn tín hiệu trong các hệ thống không dây
3. Cách thức hoạt động của Beamforming
Beamforming hoạt động bằng cách tập trung các tín hiệu sóng RF (Radio Frequency) từ nhiều anten của một thiết bị định tuyến không dây theo một hướng cụ thể, nhằm tăng cường độ mạnh tín hiệu và giảm thiểu sự nhiễu loạn và giảm thiệu năng lượng tiêu thụ của bộ phát. Khi tín hiệu được phát từ một anten duy nhất, tín hiệu sẽ phân tán trong không gian dẫn đến tình trạng hao hụt sức mạnh theo khoảng cách.
Tuy nhiên với công nghệ Beamforming, các tín hiệu sẽ được phát ra từ nhiều anten của thiết bị và được truyền theo một hướng nhất định. Qua đó đảm bảo độ mạnh của nguồn tín hiệu tập trung, cải thiện chất lượng tín hiệu và tốc độ truyền dữ liệu tới các thiết bị như điện thoại, laptop, TV, máy tính…
Nếu thiết bị nhận sóng Wifi có hỗ trợ Beamforming thì cả hai thiết bị thu và nhận tín hiệu sẽ trao đổi thông tin và tìm ra đường truyền dẫn tối ưu nhất. Thiết bị phát tín hiệu có tên gọi là Beamformer, thiết bị nhận sóng được gọi là Beamformee.
Beamforming hoạt động bằng cách tập trung các tín hiệu sóng RF (Radio Frequency)
4. Chuẩn kết nối Wifi nào tích hợp Beamforming
Beamforming là một tính năng được tích hợp trên nhiều chuẩn kết nối Wifi hiện nay, bao gồm các chuẩn Wifi 802.11n, 802.11ac và 802.11ax:
- Trong chuẩn Wi-Fi 802.11n, Beamforming được gọi là "Explicit Beamforming" hoặc "Beamforming Feedback". Nó cho phép điểm truy cập (Access Point - AP) tìm hiểu vị trí và hướng của thiết bị kết nối (Client device), từ đó điều chỉnh các tín hiệu truyền đi để tối ưu hóa chất lượng kết nối và tăng tốc độ truyền dữ liệu.
- Trong chuẩn Wi-Fi 802.11ac và 802.11ax, Beamforming được gọi là "Implicit Beamforming" hoặc "Beamforming without Feedback". Tính năng này cho phép điểm truy cập tự động tìm hiểu hướng và khoảng cách của các thiết bị kết nối và điều chỉnh các tín hiệu truyền đi để tối ưu hóa chất lượng kết nối và tăng tốc độ truyền dữ liệu mà không cần phải nhận thông tin phản hồi từ thiết bị kết nối.
Tính năng Beamforming giúp cải thiện hiệu suất và phạm vi kết nối Wifi, giảm độ trễ và tăng tốc độ truyền dữ liệu, đặc biệt là trong các môi trường có nhiều tín hiệu xung đột hoặc tín hiệu yếu.
Beamforming là một tính năng được tích hợp trên nhiều chuẩn kết nối Wifi hiện nay
Tổng kết
Hi vọng rằng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ đến bạn đọc các thông tin quan trọng xoay quanh chủ đề Beamforming là gì. Mọi thắc mắc xin liên hệ ngay cho MC&TT để nhận được lời giải đáp chi tiết nhất.