MC&TT Co., Ltd

Băng thông (Bandwidth) là gì? Tìm hiểu về băng thông mạng

Chia sẻ:

Mạng Internet đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống hiện đại ngày nay. Nhu cầu sử dụng Internet của con người tăng từng ngày. Hầu hết các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, laptop,...đều sử dụng kết nối Internet. Tuy nhiên các thuật ngữ liên quan đến mạng thì không phải ai cũng hiểu rõ, có thể kể đến như băng thông. 

Dù là một phần thiết yếu của cuộc sống và được sử dụng phổ biến trong thời đại công nghệ 4.0 nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ băng thông là gì? Bài viết hôm nay MC&TT sẽ cùng bạn tìm hiểu về băng thông mạng. Theo dõi ngay!

1. Băng thông là gì?

Băng thông (Bandwidth) được dùng để chỉ lượng dữ liệu được truyền tải trong 1 giây. Theo cách hiểu khác, băng thông là tốc độ truyền dữ liệu của một đường truyền.

Trên các Website, băng thông mô tả dữ liệu lớn nhất mà người truy cập được upload hay download giữa những website trên máy tính trong một khoảng thời gian nhất định.

Nhiều người thường không phân biệt được băng thông mạng và tốc độ Internet. Thực tế, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt. 

  • Băng thông mạng chỉ dung lượng data tối đa có thể truyền tải trong một đơn vị thời gian giữa hai máy tính với nhau thông qua kết nối mạng có đơn vị đo là Kilobit, Megabit, Gigabit, Terabit…
  • Tốc độ Internet để chỉ sự nhanh chậm của việc truyền dữ liệu. Và Tốc độ Internet được chia làm hai loại gồm tốc độ download và tốc độ upload.

2. Đơn vị đo băng thông là gì?

Trong lĩnh vực mạng máy tính, đơn vị đo của băng thông là bit trên giây, được biểu thị dưới dạng bps và có nghĩa là số bit truyền đi trong một giây hoặc lượng dữ liệu được truyền trong một đơn vị thời gian. Hiện nay, các mạng máy tính thường có tốc độ băng thông lớn lên đến hàng triệu bit trên giây, biểu thị dưới dạng Megabit/ giây (Mbps) hoặc thậm chí là hàng tỷ bit trên giây và biểu thị dưới dạng Gigabit/ giây (Gbps).

Trong đó:

  • 1 Kb = 1.000 b
  • 1 Mb = 1.000 kb = 1.000.000 b
  • 1 Gb = 1.000 Mb = 1.000.000.000 b
  • 1 Tb = 1.000 Gb = 1.000.000.000.000 b

Lớn hơn Gigabit là Terabit, Petabit, Exabit, Zettabit, Yottabit, theo thứ tự tăng dần, mỗi đơn vị liền sau sẽ lớn gấp 10 lần đơn vị liền kề trước đó.

3. Giới hạn băng thông Bandwidth là gì?

Giới hạn băng thông hay điều chỉnh lưu lượng mạng được biết đến như một chức năng để hạ thấp tốc độ Internet của người dùng thường được sử dụng bởi các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP)  hoặc quản trị viên của công ty mạng.

Việc làm có chủ đích này nhằm đảm bảo chất lượng đường truyền mạng được ổn định, giảm tình trạng quá tải trong quá trình truyền mạng, hạn chế tình trạng tắc nghẽn băng thông, tránh được việc bị ngắt kết nối giữa chừng,...

Giới hạn băng thông là một chức năng nhằm giảm tốc độ internet của người dùng

Một số thiết bị điện tử thường được giới hạn băng thông như điện thoại, máy tính bảng,.. hoặc các dịch vụ hay các trang web trên Internet. Các nhà cung cấp dịch vụ mạng có quyền giới hạn băng thông trong một thời điểm nhất định để giảm tắc nghẽn mạng. Bên cạnh đó, giới hạn băng thông mạng cũng giúp tải lượng dữ liệu xử lý và tối ưu chi phí mua thiết bị phần cứng.

4. Băng thông không giới hạn là gì?

Băng thông càng lớn thì tốc độ truyền dữ liệu càng nhanh, tốc độ hoạt động trên web càng cao. Băng thông không giới hạn là dịch vụ cho phép người dùng có thể truy cập nhanh chóng, thao tác nhiều tab trong cùng lúc, ngay cả khi dung lượng tăng đột biến thì vẫn đảm bảo đường truyền hoạt động ổn định.

Nếu bạn lựa chọn băng thông không giới hạn thì trách nhiệm bảo đảm đường truyền sẽ do nhà cung cấp chịu trách nhiệm, còn bạn chỉ cần quan tâm đến nhu cầu sử dụng để lựa chọn gói dịch vụ với chi phí khá cao này.

5. Các dạng băng thông mạng máy tính

Phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau mà băng thông có thể chia thành các dạng sau:

5.1. Dựa theo phạm vi sử dụng

  • Băng thông trong nước: Được sử dụng để tương tác, trao đổi thông tin giữa các thiết bị máy chủ trong phạm vi một quốc gia. Loại băng thông này phù hợp để sử dụng cho các mạng nội bộ.
  • Băng thông quốc tế: Được sử dụng để trao đổi, tương tác thông tin giữa các máy chủ ở phạm vi nhiều quốc gia khác nhau. Trong trường hợp cáp quốc tế bị đứt thì bạn sẽ bị gián đoạn khi truy cập vào các trang website quốc tế. Hoặc, bạn có thể truy cập được nhưng với tốc độ load rất chậm so với bình thường.

5.2. Theo dung lượng sử dụng

  • Băng thông được cam kết: Là băng thông được cung cấp một dung lượng giới hạn theo cam kết để kết nối mạng. Khi sử dụng hết dung lượng, muốn tiếp tục sử dụng bạn cần thanh toán thêm phí dịch vụ.
  • Băng thông được chia sẻ: Loại băng thông này được sử dụng cho nhiều máy chủ để chia sẻ những thông tin khác nhau, giúp khắc phục tình trạng Server bị lag, đơ.

6. Phương pháp đo băng thông Bandwidth

Phương pháp đo băng thông là nhằm mục đích kiểm soát dịch vụ mạng mà bạn trả phí có hoạt động đúng theo như thông số quy ước đã cam kết hay không.

Hiện nay, các phương pháp đo băng thông rất đa dạng. Nếu gia đình bạn đang dùng gói dịch vụ Internet có ý định kiểm tra lưu lượng băng thông thì bạn có thể dùng công cụ DSLReports để kiểm tra tính chính xác của mức độ kết nối so với gói dịch vụ ISP đã cam kết.

Đo băng thông giúp kiểm soát dịch vụ mạng

Còn đối với doanh nghiệp, công ty thì bạn có thể sử dụng các tiện ích như Test TCP (TTCP), PRTG Network Monitor sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.

  • Tiện ích TTCP: Tiện ích này có khả năng đo các thông lượng mạng IP giữa hai server. Trong đó, một server là của bên gửi. server còn lại là của bên nhận. Tiếp đó, mỗi máy chủ sẽ hiển thị lượng Byte đã truyền tải và khoảng thời gian tiêu thụ lượng Byte đó.
  • Tiện ích PRTG: Tiện ích này có chức năng cung cấp thông tin biểu đồ, giao diện đồ hoạ một cách rõ ràng, sinh động và xu hướng dùng băng thông trong một khoảng thời gian. Ngoài ra, PRTG còn có khả năng đo lường lưu lượng giữa các giao diện.

Một số phần mềm đo băng thông phổ biến khác có thể tham khảo như: Real Network Monitor, NetStress, LAN Speed Test, NetIO-GUI.

7. Bóp băng thông là gì? Cách phòng tránh và khắc phục ra sao?

Bóp băng thông là gì? Hiểu một cách đơn giản, bóp băng thông là tình trạng điều tiết băng thông được thực hiện bởi các nhà cung cấp dịch vụ Internet ISP hay các quản trị viên mạng nhằm mục đích giảm lưu lượng mạng xuống mức thấp hơn tốc độ tối đa có thể truyền tải được.

Bóp băng thông có thể diễn ra trên nhiều thiết bị khác nhau. Nhiều khi cũng thường xảy ra ở các trang Web hay gói dịch vụ mà bạn sử dụng.

Cách phòng tránh và khắc phục ra sao? Nếu đường truyền của bạn có dấu hiệu bị bóp băng thông, bạn có thể sử dụng công cụ miễn phí Glasnost hàng tháng để kiểm tra. Một trong các dấu hiệu nhận ra tình trạng bóp băng thông, chẳng hạn như: Đường truyền mạng đột ngột yếu vào những ngày cuối tháng, lúc này rất có thể băng thông của bạn đang được các nhà mạng điều tiết giảm.

Ngoài ra, để tránh tình trạng bóp băng thông, bạn có thể sử dụng mạng riêng ảo (VPN – Virtual Private Network). Sử dụng VPN, các gói dữ liệu sẽ được mã hoá, nhà mạng sẽ khó nhận diện được. Do đó, ISP không thể phát hiện việc bị truy cập vào trang Web nào, đồng thời họ không thể thực hiện bóp băng thông.

Tổng kết

Băng thông rất quan trọng, nó là một phần thiết yếu của công nghệ mạng hiện nay, nó ảnh hưởng trực tiếp đến lưu lượng sử dụng và khối thông tin được truyền tải trong một Website. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ trên bài viết về băng thông là gì sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ này, bên cạnh đó lựa chọn được băng thông mạng phù hợp với mình nhất. Chúc các bạn thành công!

Bạn đang xem: Băng thông (Bandwidth) là gì? Tìm hiểu về băng thông mạng
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0904251826
x