-
- Tổng tiền thanh toán:
Bài 15 C# cơ bản - Vòng lặp For trong C#
Nội dung
Để đọc hiểu bài này tốt nhất các bạn nên có kiến thức cơ bản về các phần:
- Cấu trúc cơ bản của một chương trình C# console application
- BIẾN và KIỂU DỮ LIỆU trong C#
- TOÁN TỬ TRONG C#
- CÂU ĐIỀU KIỆN TRONG C#
- CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA VÒNG LẶP
Trong bài học này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các vấn đề:
- Cấu trúc của một vòng lặp for trong C#
- Các ví dụ sử dụng for trong C#
Cấu trúc của một vòng lặp for trong C#
Cú pháp:
for ([Khởi tạo]; [Điều kiện lặp]; [Bước lặp lại])
{
// Khối lệnh được lặp lại. Có thể bỏ trống
}
Trong đó:
- Các phần [Khởi tạo]; [Điều kiện lặp]; [Bước lặp lại] hoàn toàn có thể để trống như ví dụ sau.
- Mỗi đoạn [Khởi tạo]; hay [Điều kiện lặp]; hay [Bước lặp lại] là một câu lệnh riêng.
Tiến trình:
- Ban đầu trình biên dịch sẽ di vào phần khởi tạo chạy đoạn lệnh khởi tạo.
- Tiếp theo kiểm tra điều kiện lặp. Rồi thực hiện khối code bên trong vòng lặp for. Khi đến ký hiệu } thì sẽ quay lên bước lặp lại.
- Sau đó lại kiểm tra điều kiện lặp rồi tiếp tục thực hiện đoạn code trong khối lệnh. Đến khi điều kiện lặp không còn thõa mãn thì sẽ kết thúc vòng lặp for.
- Trường hợp khác:
for (; ;) // lưu ý dấu ;
{
// Khối lệnh được lặp lại. Có thể bỏ trống
}
Trong đó:
- Vòng lặp for này trở thành vòng lặp vô tận.
- Lưu ý dấu ; vẫn phải có.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ý nghĩa và cách sử dụng các phần [Khởi tạo]; [Điều kiện lặp]; [Bước lặp lại] nhé.
Khởi tạo
Khi bắt đầu vào đoạn code của vòng lặp for, đoạn lệnh này sẽ được chạy đầu tiên. Và chỉ được gọi duy nhất một lần trong vòng đời của vòng lặp for.
Điều kiện lặp
Điều kiện lặp là một biểu thức logic với kết quả trả về bắt buộc là true hoặc false (có thể bỏ trống sẽ trả về kết quả là true).
Điều kiện lặp là dòng lệnh thứ 2 vòng for sẽ chạy vào khi chạy lần đầu tiên (Khởi tạo chạy trước). Từ lần lặp thứ 2 của vòng for, Điều kiện lặp cũng là dòng lệnh thứ 2 được chạy (sau bước lặp lại). (Cứ nhớ là luôn đứng thứ 2)
Khi câu điều kiện lặp không còn thỏa mãn (kết quả là false) thì vòng lặp for sẽ kết thúc.
Bước lặp lại
Như ví dụ trên ta thấy. Mỗi lần muốn tăng giá trị của i ta phải dùng môt đoạn lệnh i++ ; ở cuối khối lệnh. Vậy trường hợp bất cứ khi nào lặp lại ta cũng cần thực thi đoạn lệnh i++ ; thì sao? Để tiện hơn cho việc code. Chúng ta có một phần tiếp theo để tìm hiểu. Đó là bước lặp lại.
Code:
static void Main(string[] args)
{
int i;
for (i = 0; i < 10; i++)
{
Console.WriteLine(i);
}
Console.ReadKey();
}
Kết luận
Qua bài này chúng ta đã nắm được cách sử dụng vòng lặp for. Một cấu trúc rất mạnh mẽ và tần xuất sử dụng cực kỳ nhiều trong lập trình. Những đặc điểm của vòng lặp for. Cùng những điều cần lưu ý.
Bài sau chúng ta sẽ đi sâu hơn vào cách sử dụng của CẤU TRÚC VÒNG LẶP WHILE TRONG C#.