MC&TT Co., Ltd

Tại sao nên áp dụng công nghệ xử lý ảnh công nghiệp vào dây chuyền sản xuất

Chia sẻ:

04 lý do chỉ ra tại sao bạn cần áp dụng công nghệ xử lý ảnh công nghiệp vào dây chuyền sản xuất.

1. Kiểm soát chất lượng sản phẩm, hỗ trợ truy suất nguồn gốc.
Trong các dây chuyền sản xuất truyền thống, hoặc sản xuất bán tự động thì các sản phẩm thường được kiểm soát chất lượng 100% bằng con người hoặc kiểm mẫu 1 số lượng sản phẩm nhỏ trong toàn bộ quá trình sản xuất. Việc này có thể giảm được số lượng hàng lỗi (NG) nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn hàng lỗi. Việc áp dụng camera và phần mềm xử lý ảnh công nghiệp trong dây chuyền sản xuất sẽ kiểm soát được 100% sản phẩm và đảm bảo tất cả sản phẩm lỗi khi đi qua vị trí camera đều được phát hiện và loại bỏ ra khỏi dây chuyền. 
Ngoài ra, hệ thống camera vision còn có thể lưu lại toàn bộ lịch sử kiểm tra bao gồm cả hình ảnh của sản phẩm để phục vụ cho mục đích truy suất, báo cáo sau này. Khi sản phẩm đi từ nhà máy đến khách hàng sẽ có thể xảy ra các rủi ro trong quá trình vận chuyển dẫn đến sản phẩm bị lỗi, lúc này lịch sử kiểm tra bao gồm cả hình ảnh của 100% sản phẩm sẽ giúp các nhà máy tìm ra nguyên nhân thực sự dẫn đến sản phẩm bị lỗi và đây là bằng chứng sống giúp nhà máy có thể nhanh chóng đưa ra đối sách xử lý phàn nàn của khách hàng.

2. Nâng cao năng xuất, tiết kiệm chi phí
Bạn có thể nhận ra rằng camera có thể hoạt động được một cách trơn tru trong 24 tiếng và liên tục trong 7 ngày, thậm trí nhiều tháng không cần nghỉ ngơi. Ngoài ra việc phát hiện ra sản phẩm lỗi kịp thời bằng camera sẽ giúp nhanh chóng tìm ra nguyên nhân lỗi và xử lý chúng để tránh khỏi vấn đề lỗi hàng loạt dẫn đến phải thu hồi sản phẩm. Và tất cả những gì bạn nhận ra sau khi sử dụng hệ thống camera vision là rất nhiều chi phí được cắt giảm từ việc giảm số lượng nhân công đến kịp thời xử lý nguyên nhân lỗi đến năng lực sản xuất được nâng cao và ổn định...

Tất nhiên nhà máy của bạn sẽ phải đầu tư 1 khoản ngân sách ban đầu nhưng rồi sẽ nhanh chóng lấy lại từ hiệu quả của hệ thống camera vision mang lại.

(Áp dụng máy kiểm tra mã hàng bằng sản phẩm với tốc độ rất nhanh giúp nâng cao năng xuất và giảm chi phí nhân công)

3. Dễ dàng đồng bộ hóa dữ liệu với hệ thống IoT, quản lý sản xuất, giúp số hóa nhà máy nhanh hơn
Tất cả dữ liệu mà hệ thống phát hiện lỗi bề mặt bằng hình ảnh sẽ được lưu lại vào cơ sở dữ liệu (Excel, SQL Database, My SQL Database...) giúp các kĩ sư IT nhanh chóng kết nối được dữ liệu kiểm tra của máy vision vào hệ thống IoT hay quản lý sản xuất giúp số hóa nhà máy nhanh chóng. Hệ thống vision cũng có thể giao tiếp I/O hoặc truyền thông Modbus RTU, TCP, TCP/IP với các cơ cấu chấp hành như: Robot, PLC, Mạch giao tiếp máy tính... khiến cho việc tính hợp hệ thống vision vào hệ thống băng chuyền sản xuất có sẵn diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

4. Khẳng định vị thế, thương hiệu của sản phẩm
Các mặt hàng công nghiệp cao cấp thường không thể sản xuất ra từ các dây chuyền sản xuất lạc hậu. Mức độ đầu tư công nghệ vào dây chuyền sản xuất đa phần sẽ quyết định đến giá trị của sản phẩm. Do đó việc đầu tư công nghệ đặc biệt là 1 hệ thống kiểm soát lỗi bề mặt sản phẩm bằng hình ảnh sẽ khẳng định được vị thế thương hiệu của nhà máy.

MC&TT là nhà phân phối, cung cấp chuyên nghiệp các thiết bị, giải pháp, phần mềm phục vụ cho hệ thống thị giác máy công nghiệp đáng tin cậy, chúng tôi có kiến thức sâu rộng và nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này.  Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn về Lens, hay liên lạc ngay với chúng tôi để được tư vấn giải đáp ! 

Bạn đang xem: Tại sao nên áp dụng công nghệ xử lý ảnh công nghiệp vào dây chuyền sản xuất
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0904251826
x