-
- Tổng tiền thanh toán:
Khi mua hàng tại website của chúng tôi, quý khách sẽ được:
Mảng (array) trong C là một tập hoặc một nhóm các phần tử (dữ liệu) có kiểu dữ liệu đồng nhất(tương tự). Các phần tử của mảng được lưu trong các vùng nhớ liên tiếp.
Mảng trong C là rất hữu ích nếu bạn muốn lưu trữ các phần tử tương tự. Giả sử bạn phải lưu trữ thông tin của 50 sinh viên. Bạn có thể làm điều này bằng việc sử dụng 50 biến, nhưng với cách này bạn sẽ khó quản lý vì bạn không thể truy cập giá trị của các biến này với chỉ 1 hoặc 2 dòng code.
Một cách khác để làm điều này là sử dụng mảng. Bằng cách sử dụng mảng, bạn có thể truy cập các phần tử một cách dễ dàng với chỉ vài dòng code.
Lợi thế của mảng trong C
Bất lợi của mảng trong C
Khai báo mảng (array) trong C
Bạn có thể khai báo một mảng trong ngôn ngữ c theo cách sau.
data_type array_name[array_size];
Ví dụ:
int marks[5];
Ở đây, int là data_type, marks là array_name và 5 là array_size.
Khởi tạo mảng (array) trong C
Chú ý rằng chỉ số mảng bắt đầu từ 0 và kết thúc bằng [SIZE-1].
marks[0] = 80; // khoi tao mang marks[1] = 60; marks[2] = 70; marks[3] = 85; marks[4] = 75;
Ví dụ mảng trong C:
#include <stdio.h> int main() { int i=0; int marks[5]; marks[0]=100; marks[1]=200; marks[2]=300; marks[3]=400; marks[4]=500; //duyet mang for (i=0;i<5;i++) { printf("%d \n",marks[i]); } return 0; }
Khai báo với khởi tạo mảng nặc danh trong C
Trong lập trình C, chúng ta có thể khởi tạo mảng nặc danh khi khai báo mảng.
Ví dụ:
int marks[5] = {20, 30, 40, 50, 60};
Trong trường hợp này, mảng marks có kích thước bằng kích thước của mảng nặc danh.
Ví dụ về mảng nặc danh số nguyên:
#include <stdio.h> int main() { int i=0; //khai bao mang nac danh int marks[5]={100,200,300,400,500}; //duyet mang for (i=0;i<5;i++) { printf("%d \n",marks[i]); } return 0; }
Ví dụ về mảng nặc danh có kiểu dữ liệu là char:
#include <stdio.h> int main() { int i=0; //khai bao mang nac danh char marks[8]={'x','i','n',' ','c','h','a','o'}; //duyet mang for (i=0;i<8;i++) { printf("%c",marks[i]); } return 0; }