TFTP là một công nghệ tuyệt vời giúp truyền tệp giữa các thiết bị mạng. Vậy TFTP là gì? Trong bài viết dưới đây, MC&TT sẽ chia sẻ đến bạn những kiến thức hữu ích về giao thức TFTP và những ứng dụng của nó. Theo dõi ngay nhé.
1. TFTP là gì?
TFTP - Trivial File Transfer Protocol là một giao thức được dùng để truyền tệp giữa các thiết bị mạng và là phiên bản đơn giản hoá của giao thức FTP. TFTP cho phép một client có thể download một tập tin từ hoặc upload một tập tin vào một máy chủ từ xa remote host.
Các giao thức TFTP được phát triển từ những năm 1970, khá dễ hiểu, nó không có các chức năng truyền tệp phức tạp như các giao thức khác. Bên cạnh đó, giao thức TFTP còn hỗ trợ quá trình lưu trữ file diễn ra hiệu quả hơn.
2. Cách thức hoạt động của TFTP
Giống như giao thức FTP, TFTP cũng được sử dụng phần mềm Server và Client để tạo lập kết nối giữa 2 thiết bị với nhau. Các file riêng lẻ từ TFTP Client được upload và download từ server. Và Server có vai trò lưu trữ các file còn Client có nhiệm vụ yêu cầu hoặc gửi file. Bên cạnh đó, TFTP cũng có một vài tính năng nổi bật khác như sao lưu các tệp cấu hình mạng hoặc Router, khởi động máy tính từ xa.
Để hiểu thêm về cách hoạt động của TFTP mời các bạn theo dõi tiếp cơ chế giao tiếp diễn ra giữa máy khách và máy chủ:
- TFTP sử dụng cổng UDP 69 để giao tiếp/truyền file, điều này có thể bị thay đổi bởi người nhận và người gửi.
- Sau khi thiết lập kết nối, thường khách hàng sẽ yêu cầu WRQ (Write Request- Yêu cầu viết) hoặc RRQ (Read Request - Yêu cầu đọc). Một máy khách thường yêu cầu RRQ nếu nó chỉ muốn đọc file và tạo ra yêu cầu mới bằng văn bản nếu bạn muốn ghi một file cụ thể tồn tại trên máy chủ.
- Khi thực hiện được điều này, các file được truyền/giao tiếp dưới dạng các gói nhỏ.
- Mỗi gói nhỏ là 512 byte.
- Khi một gói nhỏ được truyền từ máy chủ sang máy khách, máy chủ sẽ đợi tiếp nhận thông báo từ máy khách rằng các gói nhỏ đã được nhận. Khi đã xác nhận qua thông báo, máy chủ sẽ tiếp tục gửi túi nhỏ tiếp theo với dung lượng tương ứng là 512 byte.
- Việc này sẽ được hiện nhiều lần cho đến khi gói nhỏ cuối cùng được truyền từ máy chủ sang bên máy khách.
Mỗi gói nhỏ khi được truyền từ máy chủ đến máy khách, sẽ được bắt đầu một bộ đếm thời gian do máy chủ khởi động. Trong trường hợp máy chủ không nhận được xác nhận từ máy khách khi bộ đếm tới thời điểm nhận thì máy chủ sẽ gửi lại cùng một gói nhỏ cho đến khi được nhận được thông báo từ máy khách. Tuy nhiên, nếu thông báo xác nhận đến trước bộ đếm thời gian thì máy chủ sẽ gửi gói nhỏ tiếp theo.
3. Chức năng của TFTP là gì?
Dưới đây là một số chức năng của TFTP thường được các chuyên gia công nghệ thông tin và Sysadmin tận dụng cho nhiều mục đích khác nhau:
3.1. Đọc và truyền tệp
Chức năng chính của TFTP là đọc hoặc truyền các tệp nhỏ. Giao thức TFTP được dùng để chuyển các tệp tin dùng để khởi động máy tính hoặc để kết nối cấu hình hệ thống giữa các thiết bị khác nhau.
Khi các thiết bị này được kết nối trong cùng một mạng thì giao thức TFTP sẽ được sử dụng để phát huy vai trò của mình. Tuy nhiên, TFTP bị hạn chế về vấn đề bảo mật trong quá trình truyền tệp.
3.2. Khởi động từ xa mà không cần ổ cứng
Giao thức TFTP được sử dụng nhiều trong các thiết bị không có ổ cứng, điều này cho phép TFTP sử dụng một phần nhỏ bộ nhớ để khởi động mạng hoặc hệ thống.
Điều này giúp bạn có thể điều chuyển bộ nhớ đó, ví dụ như đĩa cứng, điều này là cần thiết trong trường hợp sử dụng các giao thức truyền tệp khác. Bạn sẽ được phép khởi động máy tính từ xa mà không cần ổ cứng.
3.3. Tạo bản sao lưu
Sao lưu cấu hình mạng máy tính: Với các tệp nhỏ có thể truyền tải dễ dàng mà không cần xác thực, giao thức TFTP có thể tạo bản sao lưu với cấu hình mạng máy tính.
Sao lưu các tệp cấu hình bộ định tuyến: Các bản sao lưu này cũng có thể được tạo từ cấu hình của thiết bị định tuyến. Trong trường hợp gặp sự cố và bạn muốn quai lại trạng thái trước đó thì luôn có sẵn các tệp sao lưu được cho phép truy cập.
3.4. Quét virus
Cách đây vài thập kỷ, có thể TFTP vẫn là giao thức được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn nhiều so với ngày nay. Tuy nhiên, giao thức này vẫn có tính hữu ích, TFTP có thể phát hiện các phần mềm độc hại khi phân tích một máy tính.
Giao thức TFTP hoạt động theo cách giảm tải cho hệ thống và cho phép phân tích các file một cách dễ dàng. Trong một số trường hợp, những người chịu trách nhiệm về tính bảo mật nhất định sẽ tận dụng tính năng của giao thức TFTP.
3.5. Thiết bị có công suất nhỏ
So với các giao thức mới gần đây thì một giao thức đơn giản như TFTP có thể được coi là lỗi thời. Tuy nhiên, nó vẫn được ứng dụng nhiều trên thực tế. Bởi vẫn có thể tận dụng được sự đơn giản của giao thức TFTP trên các máy tính bị hạn chế dung lượng mà không cần tiêu hao nhiều tài nguyên để truyền tệp hoặc cấu hình một thứ nào đó.
Giao thức TFTP chủ yếu được thiết kế với mục đích là đọc và truyền tệp từ xa thông qua một máy chủ. Nhưng các bạn có thể thấy, giao thức TFTP còn có rất nhiều các tính năng hữu ích khác để tận dụng.
4. Sự khác biệt giữa TFTP so với FTP
TFTP là giao thức đơn giản hoá của giao thức FTP. Vậy sự khác biệt giữa TFTP so với FTP là gì?
4.1. TFTP - Trivial File Transfer Protocol
Đây là giao thức mạng dùng để truyền tải thông tin, trao đổi các tệp tin nhỏ giữa các thiết bị mạng.
Nhìn chung, TFTP là một phiên bản đơn giản hơn của FTP và nó không sở hữu tất cả các chức năng của FTP. Chẳng hạn, bạn không thể liệt kê, xóa hay đổi tên tệp trên máy chủ từ xa.
Trên thực tế, giao thức TFTP chỉ được sử dụng để gửi và nhận tệp giữa hai thiết bị máy tính. Bởi TFTP là một giao thức mở, có lỗ hổng về bảo mật - nghĩa là các tệp tin khi chuyền quà một máy chủ đang mở Internet sẽ không được bảo đảm an toàn. Giao thức TFTP thường chỉ dùng trên các mạng riêng.
Giao thức TFTP không hỗ trợ xác thực người dùng, do đó nó không có cơ chế mã hoá. Với sự đơn giản này mà TFTP chỉ có thể truyền các tệp lớn như một Terabyte và cho phép chuyển tiếp gói dữ liệu quá lớn.
Ưu điểm lớn nhất mà TFTP có trên FTP là tiêu hao tài nguyên ít hơn. Tuy không được sử dụng phổ biến ở thời nay nhưng hãng Cisco vẫn tận dụng nó trên các thiết bị với các mục đích khác nhau. Ví dụ như sử dụng TFTP để sao lưu hình ảnh IOS của bộ định tuyến.
4.2. FTP - File Transfer Protocol
Đây là giao thức truyền tệp được sử dụng để trao đổi các tệp tin qua mạng TCP/IP (Internet Protocol và Transmission Control Protocol). Giao thức FTP tạo lập hai kết nối giữa hệ thống máy chủ và hệ thống máy khách, một cho dữ liệu được truyền và một cho thông tin điều khiển.
Thông tin điều khiển mạng phản hồi/ lệnh. Việc xác thực được thực hiện thông qua xác thực tên người dùng và mật khẩu được người dùng thiết lập. Khi hoàn thành xong, các tệp sẽ được chuyển giữa hai hệ thống.
Khác với TFTP, máy chủ FTP sở hữu một giao thức xác thực và mã hoá tại chỗ. Trong trường hợp bị truy cập hạn chế, để tránh xung đột xảy ra thì một dịch vụ FTP từ xa có thể được thực hiện. Điều này cho phép truy cập nhưng người dùng sẽ bị hạn chế xem thư mục hoặc sửa đổi lệch.
4.3. Sự khác biệt giữa TFTP so với FTP
Dưới đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa TFTP và FTP:
FTP |
TFTP |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng kết
Có thể thấy, TFTP là giao thức truyền tệp đơn giản, dễ dàng thực hiện tuy đã không còn được ứng dụng phổ biến nhưng nó vẫn được sử dụng trong những trường hợp nhất định. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ trên bài viết về TFTP là gì sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức hữu ích. Chúc các bạn thành công!