Nội dung
Để đọc hiểu bài này tốt nhất các bạn nên có kiến thức cơ bản về các phần:
- Cấu trúc cơ bản của một chương trình C# console application
- BIẾN và KIỂU DỮ LIỆU trong C#
- TOÁN TỬ TRONG C#
- CÂU ĐIỀU KIỆN TRONG C#
- CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA VÒNG LẶP
- CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA HÀM
Trong bài học này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các vấn đề:
- Biến toàn cục và biến cục bộ trong C#
Biến toàn cục và biến cục bộ trong C#
Biến toàn cục là biến được khai báo ở phân cấp cao hơn vị trí đang xác định.
Biến cục bộ là biến được khai báo ở cùng phân cấp tại vị trí đang xác định.
Vòng đời của biến toàn cục và biến cục bộ bắt đầu khi khối lệnh chứa nó bắt đầu (khối lệnh bắt đầu bằng dấu “{“) và kết thúc khi khối lệnh chứa nó kết thúc (khối lệnh kết thúc bằng dấu “}”).
Biến cục bộ được ưu tiên sử dụng hơn biến toàn cục trong trường hợp 2 biến này trùng tên.
Ví dụ: //Biến toàn cục
class Program
{
// biến toạn cục của các hàm nằm trong class Program
// biến cục bộ của class Program
static int value = 5;
static void Main(string[] args)
{
// in ra màn hình biến toàn cục
Console.WriteLine(value);
PrintSomeThing();
Console.ReadKey();
}
static void PrintSomeThing()
{
// in ra màn hình biến toán cục
Console.WriteLine(value);
}
}
Ví dụ: //Biến cục bộ
class Program
{
// biến toạn cục của các hàm nằm trong class Program
// biến cục bộ của class Program
static int value = 5;
static void Main(string[] args)
{
// in ra màn hình biến toàn cục
Console.WriteLine(value);
// thay đổi giá trị của value
value = 10;
// kết quả gọi hàm này sẽ không thay đổi vì ưu tiên biến cục bộ hơn
PrintSomeThing();
Console.ReadKey();
}
static void PrintSomeThing()
{
int value = 9;
// in ra màn hình biến toàn cục
Console.WriteLine(value);
}
}
Kết luận
Qua bài này chúng ta đã nắm được biến toàn cục và biến cục bộ là gì.
Bài sau chúng ta sẽ tìm hiểu về TỪ KHÓA REF VÀ OUT TRONG C#