Mạng Wifi đã và đang được sử dụng rộng rãi hiện nay, chắc hẳn bạn đọc đã từng nghe qua khái niệm Wifi dual band. Bài viết sau đây MC&TT sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin quan trọng xoay quanh chủ đề Wifi dual band là gì hay wifi 2 băng tần là gì? Bạn đọc đừng bỏ lỡ!
1. Wifi dual band là gì?
Trước khi giải thích chi tiết về wifi dual band hay dual band wifi là gì, chúng tôi muốn tóm tắt ngắn gọn lại về khái niệm băng tần để bạn đọc cùng nắm rõ. Băng tần hay radio frequency band là khoảng tần số được sử dụng để truyền tải tín hiệu mạng không dây. Các bộ định tuyến wifi hiện nay hoạt động trên các băng tần từ 2.4GHz đến 5GHz. Một số chuẩn Wifi mới nhất như Wifi 6E và Wifi 7 có thể phát sóng trên băng tần 6Ghz. Đây là các khoảng tần số được phân bổ cho các thiết bị không dây, bao gồm cả wifi, Bluetooth và các thiết bị truyền tải khác.
Việc sử dụng các băng tần khác nhau để truyền tải sóng vô tuyến có thể ảnh hưởng đến tốc độ truyền tải, khoảng cách và khả năng thích nghi với môi trường.
Vậy Wifi dual band là gì? Giải thích chi tiết thì Wifi dual band hay Wifi 2 băng tần là dòng thiết bị định tuyến có thể phát sóng đồng thời 2 băng tần 2.4Ghz và 5GHz. Wifi 2 băng tần mang tới sự linh hoạt và hiệu suất đường truyền mạng tốt hơn cho các thiết bị kết nối wifi. Khi sử dụng thiết bị có khả năng kết nối dual band, người dùng có thể chuyển đổi linh hoạt giữa hai băng tần để đảm bảo tốc độ truyền tải dữ liệu và sự ổn định của đường truyền.
Wifi dual band mang tới sự linh hoạt và hiệu suất đường truyền mạng tốt hơn
2. Các dòng Wifi dual band thông dụng hiện nay
Wifi dual band được chia thành 2 chế độ hoạt động chính, bao gồm:
2.1. Selectable dual band wifi
Dòng định tuyến wifi này vẫn có cả 2 băng tần wifi là: 2.4GHz và 5GHz. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, thiết bị chỉ có thể phát được 1 trong 2 loại băng tần trên. Tùy vào nhu cầu sử dụng và khu vực triển khai:
- Lựa chọn băng tần 2.4Ghz trong trường hợp khu vực triển khai có nhiều vật cản, yêu cầu khả năng kết nối phạm vi rộng lớn với số lượng kết nối đông đúc. Tuy nhiên băng tần 2.4Ghz có tốc độ truyền tải không cao, dễ dàng gặp phải tình trạng nhiễu sóng gây ảnh hưởng tới chất lượng đường truyền bởi các dòng thiết bị thu/ phát sóng khác cùng dải tần
- Lựa chọn băng tần 5GHz nếu bạn triển khai tại văn phòng, phòng ăn, cafe, nhà hàng có không gian hẹp, không nhiều vật cản. Băng tần 5GHz vượt trội so với 2.4Ghz về tốc độ truyền tải, không bị nhiễu sóng bởi các thiết bị khác. Tuy nhiên khả năng xuyên vật cản của băng tần 5GHz không tốt, phạm vi phát sóng không rộng. Vì vậy, chúng tôi khuyến khích bạn sử dụng băng tần này tại những nơi có diện tích hẹp.
Bạn đọc có thể tham khảo bảng so sánh giữa hai băng tần trên để lựa chọn dễ dàng:
Tiêu chí |
Băng tần 5GHz |
Băng tần 2.4GHz |
Tốc độ |
1300Mbps |
450 - 600Mbps |
Băng thông |
Cao hơn wifi 2.4GHz |
Thấp hơn wifi 5GHz |
Khả năng xuyên vật thể |
Kém |
Tốt |
Phạm vi truyền sóng |
Ngắn |
Xa |
2.2. Simultaneous dual band wifi
Dòng Wifi băng tần kép này có thể phát song song đồng thời cả 2 băng tần 2.4GHz và 5GHz. Qua đó người dùng có thể kết nối và thay đổi băng tần một cách linh hoạt và tiện lợi hơn.
Simultaneous dual band wifi giúp người dùng kết nối và thay đổi băng tần một cách linh hoạt và tiện lợi hơn
3. Ưu/ nhược điểm của wifi 2 băng tần là gì?
Sau khi nắm rõ khái niệm Wifi dual band hay wifi băng tần kép là gì, bạn đọc có thể tham khảo ưu/ nhược điểm của dòng sản phẩm này.
3.1. Ưu điểm của wifi 2 băng tần
- Tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn: Wifi 2 băng tần kép cung cấp tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn so với các mạng wifi chỉ hỗ trợ một băng tần.
- Tăng khả năng tương thích với các thiết bị: Với tính năng đồng thời phát sóng trên cả hai băng tần, wifi 2 băng tần cung cấp khả năng tương thích với các thiết bị khác nhau, bao gồm cả các thiết bị cũ hơn và mới hơn.
- Giảm thiểu nhiễu sóng: Wifi 2 băng tần sử dụng tần số 5GHz để phát sóng vô tuyến tốc độ cao, ít bị nhiễu sóng hơn so với tần số 2.4GHz. Người dùng có thể linh hoạt chuyển đổi giữa 2 băng tần để đảm bảo độ ổn định và tốc độ đường truyền.
- Tăng độ phủ sóng: Wifi 2 băng tần kép cung cấp độ phủ sóng rộng hơn, đặc biệt là trong những khu vực có mật độ đông đúc các thiết bị sử dụng wifi, giúp tăng cường kết nối và cải thiện trải nghiệm của người dùng.
Người dùng có thể linh hoạt chuyển đổi giữa 2 băng tần để đảm bảo độ ổn định và tốc độ đường truyền
3.2. Nhược điểm
- Giá thành triển khai đắt hơn: Wifi 2 băng tần có giá thành đắt hơn so với các dòng thiết bị wifi chỉ hỗ trợ một băng tần, do có tính năng đồng thời phát sóng trên cả hai băng tần.
- Khả năng tương thích: Nếu bạn sử dụng các thiết bị thu sóng wifi không tương thích với băng tần 5GHz, hiệu năng của thiết bị định tuyến wifi dual band sẽ không được sử dụng tối đa.
4. Tìm hiểu thêm Wifi 3 băng tần là gì?
Khác với Wifi băng tần kép, các thương hiệu mạng không dây đã và đang phát triển các dòng sản phẩm định tuyến không dây với khả năng phát sóng trên 3 băng tần. Các dòng sản phẩm này được gọi chung là wifi 3 băng tần hay Wifi tri band.
Bên cạnh 2 băng tần truyền thống là 2.4Ghz và 5GHz, các dòng Wifi tri band có thể phát sóng vô tuyến trên băng tần 6GHz mới nhất, chỉ áp dụng đối với các chuẩn kết nối wifi mới nhất như Wifi6/ 6E và Wifi 7 sắp ra mắt.
Wifi 3 băng tần có tốc độ mạng siêu nhanh đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của người sử dụng
5. So sánh điểm khác biệt giữa wifi 1 băng tần - Wifi băng tần kép - Wifi 3 băng tần
Tính năng |
Wifi 1 băng tần |
Wifi 2 băng tần |
Wifi 3 băng tần |
Số băng tần |
1 |
2 |
3 |
Tần số |
2.4 GHz |
2.4 GHz và 5 GHz |
2.4 GHz, 5 GHz và 6 GHz |
Tốc độ tối đa |
150 Mbps |
300 - 1,300 Mbps |
1,200 - 4,800 Mbps |
Độ phủ sóng |
Tốt hơn trong các khu vực rộng, có nhiều vật cản. |
Triển khai tại mọi khu vực. |
Triển khai tại mọi khu vực. |
Khả năng đa nhiệm |
Yếu |
Tốt |
Rất tốt |
Số lượng thiết bị kết nối |
Giới hạn |
Hỗ trợ nhiều thiết bị kết nối trên nhiều băng tần. |
Hỗ trợ rất nhiều thiết bị kết nối trên nhiều băng tần. |
Giá thành triển khai |
Thấp hơn |
Cao hơn |
Cao hơn |
6. Tổng kết
Trên đây là tổng hợp thông tin về Wifi dual band là gì đã được chúng tôi tổng hợp. Hiện nay Wifi 2 băng tần đã và đang được triển khai tại nhiều khu vực có mật độ kết nối đông đúc như nhà hàng, cafe, sân vận động, bệnh viện, khu chung cư… Sự ổn định, tốc độ kết nối và phạm vi phát sóng rộng đã và đang là những yếu tố quan trọng để biến Wifi băng tần kép là lựa chọn hàng đầu hiện nay.