Trang chủ Liên hệ

VDI là gì? Ứng dụng VDI trong môi trường sản xuất

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG VÀ ĐIỀU KHIỂN 01/04/2023

VDI là gì ?

VDI (Virtual Desktop Infrastructure) là giải pháp về ảo hóa hạ tầng máy tính, tất cả các máy tính trong hệ thống VDI của công ty đều là máy ảo (VM – Virtual Machine).

Để sử dụng được máy ảo này, người dùng cần một thiết bị có thể truy cập vào gọi là thiết bị đầu cuối (client). Client truy cập và kết nối với máy chủ thông qua giao thức hiển thị từ xa (Desktop Display Protocol), sử dụng mạng LAN, WAN, 3G.

Máy ảo trong giải pháp VDI có thể là một máy trạm (workstation), máy tính cá nhân (PC) với hệ điều hành và phần cứng được cấu hình như một máy thật, với mục đích sử dụng khác nhau.

Cấu hình máy ảo có thể tùy biến, nâng cấp dễ dàng mà không cần tốn quá nhiều công sức, chi phí, thời gian mua sắm, lắp ráp và có thể cấp phát cho máy ảo ngay tức thời.

Xem thêm : Hệ thống điều khiển công nghiệp SCADA – ICS và công nghệ ảo hoá

Với cơ sở hạ tầng mạng phát triển ngày càng mạnh, giới hạn về tốc độ truy cập ngày càng rút ngắn, người dùng có thể truy cập máy ảo mọi lúc mọi nơi trong khi dữ liệu của hệ thống thì tập trung một chỗ.

Giải pháp VDI giúp cho nhân viên có thể làm việc linh hoạt hơn và năng suất công việc cao hơn, chủ doanh nghiệp thì dễ dàng quản lý và kiểm soát được hệ thống cơ sở dữ liệu của mình.

VDI VMware

Trong lĩnh vực sản xuất, Các nhà sản xuất đã áp dụng VDI đã nhận thấy những tiến bộ về năng suất và hiệu quả với việc giảm thiểu rủi ro tốt hơn, tiêu chuẩn hóa nhiều hơn trên các thiết bị trong dây chuyền sản xuất, kiểm soát và bảo trì thiết bị tập trung và khôi phục tức thời trong trường hợp VM bị lỗi.

Một số câu hỏi cần quan tâm cho môi trường sản xuất

1. Doanh nghiệp của bạn có sự bảo vệ an toànan ninh mạng như thế nào?

Trong quá trình sản xuất, các tài liệu được phân loại theo chiều dọc và thiết kế sản phẩm thường được lưu trữ trên các PC cục bộ, khiến chúng có nguy cơ rò rỉ dữ liệu đáng kể từ cả nguồn bên trong hoặc bên ngoài. Với 4.803.935 bản ghi dữ liệu bị đánh cắp mỗi ngày, 200.164 mỗi giờ và 3.336 mỗi phút, đã đến lúc cần thực sự kiểm tra khả năng lưu trữ dữ liệu và khả năng truy cập mạng và bảo mật.

2. Điều gì xảy ra với thiết bị của bạn trong trường hợp phần cứng bị lỗi?

Với trung bình 3 ca thay đổi mỗi ngày, các thiết bị trong dây chuyền sản xuất hoạt động 24/7. Điều kiện làm việc không ngừng làm giảm đáng kể vòng đời của thiết bị. Với những thiết bị tương tự này được phân phối trên một dây chuyền sản xuất không ngừng, việc bảo trì và quản lý thiết bị cá nhân thường xuyên là điều không thể nếu không có cam kết lớn về thời gian và nhân sự và dây chuyền ngừng hoạt động.

3. Lần cuối cùng các thiết bị dây chuyền sản xuất của bạn được nâng cấp hoặc vá lỗi là khi nào?

Mỗi thiết bị riêng lẻ lưu trữ thông tin duy nhất và được quản lý cục bộ cần một lượng thời gian đáng kể để duy trì. Các quản trị viên CNTT thường bị buộc phải bảo dưỡng, nâng cấp, vá lỗi riêng lẻ hoặc đơn giản là bảo trì từng máy trong dây chuyền sản xuất theo cách thủ công – dẫn đến việc bảo trì và vá lỗi không nhất quán và do đó khiến bạn có nguy cơ bị đánh cắp mạng, lỗi phần cứng hoặc phần mềm hoặc đơn giản là các hệ thống lỗi thời lãng phí thời gian

4. Bạn có đang hoạt động ở trình độ công nghệ sẽ thu hút và giữ chân nhân tài mới không?

Với 75% ngành công nghiệp sản xuất báo cáo tình trạng thiếu hụt nguồn lực có tay nghề từ mức độ trung bình đến nghiêm trọng, đầu tư vào nhân tài là một điều cần thiết. Sự gia tăng của IoT và BYOD trong các trường đại học có nghĩa là sinh viên có công nghệ tiên tiến hơn và cần rất nhiều điều để gây ấn tượng với họ. Cơ sở hạ tầng kế thừa kém hiệu quả của bạn có thu hút và giữ chân được loại nhân tài bạn cần để đưa doanh nghiệp của mình phát triển không?

Thành phần của VDI

Giải pháp VDI sẽ cung cấp một giải pháp toàn diện bằng cách thống nhất hệ thống quản lý CNTT, thiết bị dây chuyền sản xuất và hệ thống phụ trợ. Với VDI, trung tâm dữ liệu và máy ảo được lưu trữ trên VDI (máy chủ / nền tảng) cho phép Người quản lý CNTT dễ dàng truy cập vào O&M Console.

Từ đây, việc quản lý máy tính để bàn được tập trung và xử lý sự cố hoặc bảo trì từ xa. Tất cả dữ liệu bao gồm hình ảnh máy tính để bàn được truyền trực tiếp từ trung tâm dữ liệu VDI đến thiết bị dây chuyền sản xuất, cho phép lưu trữ tập trung, truy cập và kiểm soát tất cả dữ liệu từ một vị trí trung tâm.

Hệ thống máy chủ

-Máy chủ của giải pháp VDI tập trung vào sức mạnh xử lý tính toán và đồ họa, vì vậy cần đòi hỏi cao về các thành phần như CPU, RAM, HDD, VGA.

Hiện nay, giải pháp về phần cứng cho VDI phải kể đến các tên tuổi lớn trong lĩnh vực máy chủ, đồ họa như Supermicro, NVIDIA, HP, IBM, DELL, IBM.

Hệ thống lưu trữ

Việc lưu trữ tập trung cho các máy trạm ảo hóa đòi hỏi cần phải có hệ thống lưu trữ ổn định và an toàn. Hệ thống lưu trữ trong giải pháp VDI gọi là VSAN, VSAN mang đến sự đơn giản hóa, linh hoạt trong việc chia sẻ các phần vùng của hệ thống, giúp cho hệ thống VDI hoạt động ổn định, vững bền và tăng cường tính sẵn sàng cho việc mở rộng dung lượng lưu trữ.

Hệ thống phần mềm

Để quản lý, triển khai, cấp phát, thu hồi các máy trạm và thực thi các chính sách trong quá trình sử dụng của người dùng, đòi hỏi cần phải có hệ thống phần mềm chuyên dùng cho giải pháp ảo hóa. Các nhà cung cấp phần mềm cho giải pháp VDI lớn hiện nay là: VMWare, Microsoft, Citrix, Oracle…

Mỗi hãng đều có mỗi thế mạnh riêng, tuy nhiên thông thường sẽ gồm có những tính năng như:

– Xác thực người dùng

– Quản lý, cấp phát các máy trạm ảo hóa một cách nhanh chóng

– Chia sẻ nhóm các máy trạm cho một nhóm người dùng

– Thu hồi các máy trạm đã cấp.

Việc lựa chọn nền tảng phần mềm nào cho giải pháp VDI tùy thuộc và khả năng sử dụng của người quản trị. Bên cạnh đó, vấn đề bản quyền cũng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm ảo hóa.

Thiết bị đầu cuối

Client có thể là một PC, laptop, smartphone, tablet hoặc một thiết bị client chuyên dụng cho giải pháp VDI (thin client, thin client compact, zero client…).

Thiết bị đầu cuối (client) là các thiết bị được cài đặt phần mềm ảo hóa chuyên dụng để truy cập và hiển thị màn hình của các máy trạm ảo đã được cấp phát.

Chức năng chính là hiển thị màn hình và tương tác thông qua mouse, keyboard, nên yêu cầu về cấu hình của client thường không cao, giúp giảm được chi phí triển khai sau này.

Bên cạnh thiết bị chuyên dụng cho giải pháp ảo hóa là Thin Client, Zero Client thì người dùng cũng có thể truy cập vào máy ảo bằng PC, laptop, smartphone, tablet.

Lợi ích của giải pháp VDI cho sản xuất

 Bảo mật, ổn định và quản lý tập trung:

– Toàn bộ dữ liệu được lưu trữ tập trung tại hệ thống lưu trữ, đảm bảo độ bảo mật và sẵn sàng cao.

– Người dùng có thể truy cập máy ảo mọi lúc mọi nơi nhưng vẫn đảm bảo được tính bảo mật với cơ chế xác thực của hệ thống.

– Chính sách bảo mật và backup dữ liệu tập trung từ đội ngũ quản trị hệ thống trung tâm.

– Cho phép triển khai giải pháp phòng chống virus tập trung tại hệ thống máy chủ trung tâm.

– Tận dụng được lợi điểm từ hạ tầng mạng và máy chủ về độ bảo mật, sẵn sàng, dự phòng.

– Tận dụng các tính năng hạ tầng ảo hóa cho phép duy trì độ sẵn sàng 24/7 và không có downtime dịch vụ khi cần bảo dưỡng, nâng cấp.

Mềm dẻo trong triển khai và ứng dụng:

– Hệ thống máy trạm ảo có thể được cấp phát một cách nhanh chóng, mềm dẻo về mặt tài nguyên (compute, networking, security) theo nhu cầu thực tế.

– Hỗ trợ nhiều mô hình triển khai dịch vụ và bảo mật theo yêu cầu cảu bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào.

– Tương tác với máy trạm từ bất kỳ vị trí nào, thông qua nhiều loại thiết bị đầu cuối.

 Mở rộng vòng đời thiết bị, giảm thiểu chi phí

– Hạ tầng trung tâm có thể mở rộng, co dãn, thay thế liên tục theo nhu cầu thực tế giúp tối ưu chi phí đầu tư ban đầu.

– Tận dụng các ưu điểm của nền tảng ảo hóa đám mây giúp tối ưu hiệu suất của toàn hệ thống, tận dụng triệt để năng lực hệ thống giúp giảm lãng phí.

– Vòng đời thiết bị đầu cuối có thể được tăng lên (hệ máy PC truyền thống khoảng 3 – 4 năm) trong khi vòng đời của các thiết bị đầu cuối chuyển dụng (zero/thin client) có thể lâu hơn khoảng 4 – 6 năm do phần cứng không thay đổi nhiều.

– Trong các môi trường làm việc theo ca, có thể tận dụng tôis đa năng lực hệ thống 24/7.

– Tiết kiệm chi phí bản quyền phần mềm.

Quản trị dễ dàng:

– Quản trị tập trung, dễ dàng vận hành khai thác, xử lý sự cố. Chỉ với web browser quản trị viên đã có thể quản lý toàn bộ hệ thống, khả năng troubleshot từ xa lên tới 95%.

– Cho phép triển khai nhanh, theo yêu cầu (on-demand pay-as-you-go). Chỉ với vài thao tác click chuột thì đã có thể xây dựng một không gian làm việc cho user mới.

– Mềm dẻo mở rộng, nâng cấp hệ thống máy trạm ảo theo yêu cầu.

Tối ưu hiệu suất, giảm chi phí

– Chia sẻ tài nguyên dựa trên cơ chế cấp phát khi cần.

– Độ dự phòng, sẵn sàng cao.

– Giảm chi phí đầu tư thiết bị ban đầu : giảm số lượng server vật lý, client sử dụng Thin/Zero Client với chi thấp nhiều lần so với PC thông thường.

– Giảm chi quản lý – với 1 IT sẽ quản lý trung bình 100 máy vật lý, nhưng với VDI 1 IT có khả năng qản lý lên tới 500 máy ảo, giảm chi phí thuê IT và chi phí bảo trì hàng năm hệ thống.

– Giảm chi phí điện năng tiêu thụ – với số lượng server giảm sẽ tiết kiệm điện năng server tiêu thụ và điện năng làm mát hệ thống. Bên cạnh đó, Thin/Zero Client cũng tiêu thụ ít điện năng hơn PC thông thường.

– Tiết kiệm tài nguyên lưu trữ, tránh lãng phí – với Golden/Master Image sẽ tiết kiệm tài nguyên lưu trữ, tận dụng khả năng ảo hóa và cơ chế Thin Provisioning ( xài nhiu lấy nhiu ) giúp tiết kiệm tối đa tài nguyên server.

Bài viết liên quan