Hiện nay có khá nhiều các giao thức mạng được sử dụng. Telnet cũng là một trong các giao thức mạng, tuy ít được sử dụng nhưng chúng cũng có những ưu điểm đáng nói đến. Hãy cùng MC&TT tìm hiểu về Telnet và những thông tin liên quan về Telnet.
Telnet là gì?
Telnet là giao thức kết nối với Internet hay kết nối mạng máy tính cục bộ LAN và Telnet là tiền thân của giao thức SSH.
Telnet là một từ viết tắt ghép từ “teletype network”, ” terminal network ” hay ” telecommunications network “, nhìn chung thì chúng nói đến và liên quan đến mạng viễn thông.
Có thể gọi Telnet là một giao thức dòng lệnh được sử dụng để quản lý các thiết bị khác nhau như máy chủ, PC, router, switch, camera, tường lửa từ xa…Hoặc Telnet là một giao thức máy tính cung cấp khả năng giao tiếp tương tác hai chiều cho các máy tính trên internet và mạng cục bộ LAN
Telnet có nhiệm vụ là cung cấp kết nối từ xa, đảm nhiệm việc gửi các lệnh hoặc dữ liệu đến kết nối mạng từ xa nên chúng rất phổ biến trong hệ thống mạng. Giao thức này xuất hiện vào năm 1969 và nó đáp ứng mọi nhu cầu cơ bản về giao diện dòng lệnh trên internet. Sau khi SSH ra đời là người kế nhiệm của Telnet nên đã giải quyết những nhược điểm của Telnet.
Lịch sử hình thành của Telnet
Telnet có lịch sử khá lâu đời, từ năm 1969 cùng với sự xuất hiện của Internet
Năm 1969 là cột mốc lịch sử đánh dấu sự phát triển vượt bậc của công nghệ. Telnet ra đời giúp các máy tính thời kỳ đó có thể được quản lý và sử dụng từ xa thông qua các mạng máy tính. Chúng được thiết kế giống giao thức TCP/IP (bộ giao thức liên mạng).
Cấu trúc của Telnet
Telnet có cấu trúc Client và Server phổ biến. Phía máy chủ (Server) sẽ cung cấp dịch vụ Telnet để kết nối từ các ứng dụng Telnet của máy khách (Client). Phía máy chủ Telnet thường lắng nghe cổng TCP 23 để chấp nhận kết nối Telnet. Nhưng cổng này có thể được thay đổi vì lý do bảo mật hoặc nguyên nhân khác. Vì vậy, máy khách Telnet cần xác định rõ cổng Telnet.
Tính năng của Telnet
Telnet gần như là giao thức đầu tiên được sử dụng khi internet ra mắt. Vì vậy, nó vẫn tồn tại rất nhiều thiếu sót. Một số khuyết điểm có thể kể đến là:
- Dù đơn giản nhưng Telnet không dễ để sử dụng, nhất là với những người dùng mới bắt đầu.
- Có hiển thị thông tin kết nối nhưng khá chậm chạp và thô sơ.
- Giao thức Telnet không được đánh giá quá cao về vấn đề bảo mật thông tin bởi phương thức xác thực bằng mật khẩu đơn giản.
Telnet thường dùng trong thiết bị nào
Telnet tương thích với nhiều loại thiết bị khác nhau và khách hàng có thể dễ dàng quản lý từ xa. Các thiết bị sử dụng Telnet có thể kể đến là: máy tính, điện thoại thông minh, Router, Switch, camera,…
Mức độ bảo mật của Telnet
Vấn đề bảo mật của Telnet chính là thách thức lớn nhất của giao thức này. Giao thức Telnet không được mã hóa nên dễ trở thành mục tiêu cho các cuộc tấn công man-in-the-middle. Lưu lượng Telnet có thể bị lộ bất cứ lúc nào. Telnet cũng chỉ cung cấp xác thực dựa trên mật khẩu. Như đã nêu trước đây, mật khẩu được truyền qua mạng có thể bị những kẻ tấn công đánh cắp. Xác thực dựa trên mật khẩu kém an toàn hơn so với xác thực dựa trên chứng chỉ hoặc key.
Giải pháp thay thế Telnet là gì?
Có những lựa chọn thay thế khác nhau dành cho Telnet. SSH là giải pháp thay thế phổ biến và tốt hơn cho giao thức Telnet.
- SSH cung cấp bảo mật tốt hơn bằng cách mã hóa lưu lượng và cung cấp xác thực an toàn hơn. SSH cũng có rất nhiều tính năng bổ sung như chuyển tiếp desktop X, chuyển tiếp cổng (port forwarding), v.v…
- RDP không phải là một giao thức từ xa sử dụng dòng lệnh, mà dựa trên GUI. RDP cần nhiều băng thông mạng hơn nhưng cung cấp trải nghiệm desktop hoàn chỉnh.
- VNC là một lựa chọn thay thế mã nguồn mở tương tự như giao thức RDP. VNC cung cấp desktop từ xa nhưng chậm hơn RDP trong hầu hết các trường hợp.
- SNMP được thiết kế để quản lý từ xa đối với các lệnh không tương tác. Nhưng SNMP chủ yếu được sử dụng để giám sát các hệ thống từ xa và không hoàn toàn thay thế cho giao thức Telnet.
Các lệnh Telnet cơ bản
Một số lệnh Unix/Linux thông dụng cho webmasters khi dùng qua SSH (phiên bản đời sau của Telnet):
- cd – đổi từ tập hồ sơ (folder) này sang tập hồ sơ khác (cách dùng giống như trong DOS).
- pwd – lệnh này thông báo cho biết bạn hiện đang ở nơi đâu, trong tập hồ sơ nào.
- ls – lệnh này dùng để liệt kê tất cả các file, lệnh còn có tùy chọn như : ls -a (liệt tất cả các files ngay cả file ẩn), ls -l (liệt và xếp dạng file dài đủ chi tiết) và thông dụng là ls -la.
- cat – dùng để xem và đọc một file (vd: cat file.txt).
- mkdir – tạo tập hồ sơ mới (chẳng hạn: mkdir new_folder).
- rmdir – xóa một tập hồ sơ (vd: rmdir folder).
- cp – sao một file hoặc một folder mới từ một file (folder) gốc.
- mv – chuyển một file (folder) sang một tên mới (hoặc nơi chốn mới).
- rm – xóa file và folder (vi: rm file, rm -arf folder).
- grep – tìm một chữ hoặc một hàng trong một file (vd: grep “viet” file.php).
- tar – nét file hoặc bung files từ một gói nét file ( file.tar), (ví dụ: tar -xvf files.tar).
- zip – gọi lại một file (folder) qua dạng zip… (ví dụ: zip backup.zip file.php).
- unzip – để bung gói gói file với dạng zip (ví dụ: unzip -aL file.zip).
Kết luận
Trên đây là tất tần tật những thông tin về Telnet – giao thức đầu tiên ra đời cùng với Internet. Vì đã ra mắt từ năm 1969 nên so với những giao thức hiện đại khác, Telnet vẫn tồn tại khá nhiều bất cập, đặc biệt là trong vấn đề bảo mật. Dù vậy, khi có nhu cầu kết nối mạng viễn thông từ xa, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các giao thức thay thế đã được giới thiệu ở trên để giải quyết nhu cầu của mình.