Wifi là công nghệ internet vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày giúp người dùng dễ dàng truy cập Internet ở bất kỳ nơi đâu, không cần mạng có dây. Ra đời từ lâu, cho tới nay 2 chuẩn kết nối wifi mới nhất đang được sử dụng phổ biến là wifi 5 và wifi 6. Vậy wifi 5 có gì khác với wifi 6? Có cần nâng cấp lên wifi 6 không hay chỉ cần sử dụng wifi 5 là đủ?
Hãy cùng MC&TT khám phá ngay những tiêu chí so sánh Wifi 5 và Wifi 6, từ đó giúp bạn có những thông tin cần thiết để đưa ra quyết định sử dụng router wifi chuẩn nào phù hợp. Cùng đọc bài viết ngay nhé!
1. Bảng so sánh wifi 5 và wifi 6
Trước khi đi sâu vào phân tích các yếu tố khác nhau giữa wifi 5 và wifi 6, bạn hãy cùng tham khảo bảng so sánh tổng quan giữa 2 loại thông qua 1 số tiêu chí cơ bản như: tần số, điều chế, tốc độ truyền dữ liệu, công nghệ truy cập,.. dưới đây:
Tiêu chí |
Wifi 5 (802.11ac) |
Wifi 6 (802.11ax) |
Tần số |
5GHz |
2.4GHz và 5GHz |
Tốc độ truyền dữ liệu |
Thấp hơn wifi 6 |
Nhanh hơn wifi 5 |
Tuổi thọ pin |
Tương đối ngắn |
Tương đối dài |
Điều chế |
256-QAM |
1024-QAM |
Tốc độ dữ liệu tối đa |
3.6 Gb/giây |
9.6 Gb/giây |
Target Wake Time |
Không hỗ trợ |
Có hỗ trợ |
Công nghệ truy cập |
OFDM |
OFDMA |
Ăng ten |
4x4 MU-MIMO |
8x8 MU-MIMO |
Hiệu suất wifi ở nơi đông người |
Yếu hơn wifi 6 |
Mạnh hơn wifi 5 |
Thời gian phản hồi của thiết bị |
Lâu hơn |
Nhanh hơn |
Các thiết bị không dây được hỗ trợ kết nối |
Ít hơn |
Nhiều hơn |
Màu BSS |
Không hỗ trợ |
Hỗ trợ |
2. So sánh sự khác biệt giữa wifi 5 và wifi 6
Theo bảng so sánh trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy các điểm khác biệt rõ rệt giữa wifi 5 và wifi 6 về công nghệ, tốc độ truyền dữ liệu, băng tần, thời gian phản hồi, khả năng tiết kiệm pin cho thiết bị nhận… Cụ thể như sau:
2.1. Ký hiệu tên kỹ thuật
Điểm khác biệt đầu tiên mà chúng ta dễ nhận ra chính là tên kỹ thuật của 2 chuẩn wifi này có phần đuôi khác nhau. Mặc dù hiện nay hệ thống đặt tên Liên minh Wifi (WiFi-Alliance) đã quy ước ngắn gọn hơn, nhưng các tên kỹ thuật theo quy ước IEEE 802.11 vẫn được sử dụng song song.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm thông tin về tổ chức IEEE tại đây
- WiFi 6: tên kỹ thuật là 802.11ax. Ký hiệu tham số đuôi là “ax”. Chuẩn wifi 6 ra đời năm 2019.
- WiFi 5: tên kỹ thuật là 802.11 ac. Ký hiệu tham số đuôi là “ac”. Chuẩn wifi 5 ra đời 2013.
Chuẩn WiFi 802.11 ax là công nghệ WiFi thế hệ thứ 6 được áp dụng chính thức kể từ năm 2019. Nguồn: Internet
2.2. Tốc độ truyền tải dữ liệu
Tốc độ truyền tải dữ liệu chính là 1 tiêu chí quan trọng giúp bạn so sánh wifi 5 và wifi 6 tốt nhất. Từ đó có quyết định cần nâng cấp thiết bị không dây lên WiFi 6 hay không.
Bạn hãy tham khảo bảng dưới đây:
Thông số |
Wifi 5 |
Wifi 6 |
Tốc độ dữ liệu |
Đạt tối đa 3.6Gbps |
Đạt tới 9.6Gbps |
Độ trễ của quá trình truyền dữ liệu |
Bình thường |
Ít hơn |
Công nghệ điều chế |
256-QAM |
1024-QAM |
Có thể thấy tốc độ truyền dữ liệu của wifi 6 nhanh hơn khá nhiều so với wifi 5. Trên thực tế, mặc dù nhiều thiết bị định tuyến Router wifi 6 chưa đạt tới tốc độ tối đa 9.6Gbps, nhưng các thiết bị có wifi 6 đem tới trải nghiệm tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với dùng wifi 5 theo đo lường phản hồi từ người dùng.
Việc đạt được tốc độ ấn tượng của wifi 6 có thể giải thích nhờ 1 số lý do sau:
- Chuẩn wifi 6 hỗ trợ băng thông lớn hơn wifi 5: chính vì thế nên quá trình tải lên (upload) hoặc tải xuống (download) dữ liệu thường ít khi bị gián đoạn, độ trễ vì vậy cũng ít hơn. Trong khi ngược lại, chuẩn wifi 5 khó có thể đáp ứng tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh khi kích thước của tập tin lớn.
- Wifi 6 sử dụng điều chế bậc cao 1024-QAM so với 256-QAM của wifi 5. QAM (Quadrature Amplitude Modulation) là phương thức điều chế sóng vô tuyến giúp có nhiều luồng dữ liệu đồng thời hơn. Điều chế bậc cao 1024-QAM giúp tăng hiệu quả tốc độ truyền dữ liệu hơn, cải thiện tới 25% tốc độ. Đồng thời wifi 6 cũng có nhiều cải tiến về mặt mã hóa tín hiệu giúp cho các router wifi thế hệ thứ 6 có thể gửi số lượng dữ liệu nhiều hơn trong một lần truyền, cải thiện tốc độ tới 20%. 2 tính năng này kết hợp lại giúp cho tốc độ kết nối của wifi 6 được cải thiện tới 40%.
Xem chi tiết: WiFi 6 là gì? 7 ưu điểm nổi bật của chuẩn WiFi 6 bạn cần biết
2.3. Công nghệ truyền dữ liệu
Wifi 6 sử dụng công nghệ OFDMA trong khi wifi 5 sử dụng OFDM. Điều này giúp tăng tốc việc truyền tải, xử lý dữ liệu trên wifi 6 nhanh hơn, truyền tải với độ trễ thấp hơn. Mặc dù cả hai công nghệ OFDM và OFDMA đều là công nghệ truyền thông kỹ thuật số băng rộng, nhưng chúng không hoàn toàn giống nhau.
So sánh công nghệ OFDM và OFDMA
Cụ thể là:
- OFDM (Orthogonal Frequency Division Multiplexing) - Ghép kênh phân chia theo tần số trực giao. OFDM hoạt động bằng cách chia 1 tín hiệu băng rộng tốc độ cao thành 1 tập hợp các tín hiệu chậm, băng tần phụ hẹp để mạnh hơn ở phía đầu thu giúp các kênh phụ sau đó có thể truyền dữ liệu mà không bị chịu cùng 1 áp lực lớn trên đường truyền. Nói cách khác, OFDM chia 1 tín hiệu tốc độ cao thành nhiều tín hiệu chậm để có thể mạnh hơn ở đầu của máy thu.
- OFDMA (Orthogonal Frequency Division Multiple Access) - Phân chia tần số trực giao nhiều người truy cập. OFDMA chia nhỏ kênh truyền dữ liệu thành các tần số nhỏ hơn gọi là "sóng mang con". OFDMA hỗ trợ truyền tải dữ liệu tốc độ thấp đồng thời cho nhiều người dùng cùng 1 lúc, trong khi OFDM chỉ hỗ trợ một người dùng tại một thời điểm nhất định. Một router wifi 6 sử dụng OFDMA sẽ gửi nhiều tín hiệu trong cùng một phiên truyền dữ liệu, nhờ vậy mà người dùng có thể truyền dữ liệu song song tới nhiều thiết bị từ một đường truyền mạng của router.
2.4. Công nghệ MU-MIMO
Cả wifi 5 và wifi 6 đều trang bị công nghệ MU-MIMO (công nghệ này cho phép sử dụng nhiều anten hơn cả thiết bị phát và thiết bị nhận). Tuy nhiên có sự khác biệt giữa 2 chuẩn:
- Wifi 5: trang bị công nghệ 4x4 MU-MIMO (4 phát và 4 nhận) được sử dụng chỉ cho đường downlink.
- Wifi 6: nâng cấp công nghệ lên 8x8 MU-MIMO (8 phát và 8 nhận) cho phép các bộ định tuyến giao tiếp với 8 thiết bị cùng một lúc cho cả 2 chiều (cả uplink và downlink). Nhờ đó, wifi 6 tốc độ wifi nhanh hơn, tín hiệu ổn định và ít có sự gián đoạn hay giảm tốc độ mạng trong quá trình truyền tải dữ liệu.
Với công nghệ MU-MIMO 8x8 cao cấp hơn, wifi 6 đặc biệt hữu ích trong các ứng dụng sử dụng băng thông cao như cuộc gọi thoại, livestream, phát trực tuyến video.
Cách thức hoạt động công nghệ MU-MIMO
2.5. Khả năng truy cập băng tần
Wifi 5 và wifi 6 đều hoạt động trên phổ băng tần với tần số cao. Tuy nhiên, mỗi công nghệ có khả năng truy cập băng tần khác nhau.
- Wifi 6: hỗ trợ trên cả 2 dải tần 2.4GHz và 5GHz, tạo ra nhiều kênh khả dụng giúp tăng thông lượng, hiệu suất truyền tải mạng. Người dùng dễ dàng truy cập, trải nghiệm wifi ở các dải tần khác nhau. Với kết nối 2x2 MU-MIMO, wifi 6 có thể đạt thông lượng tốc độ lên tới 1201Mbps khi ở 5GHz và với kết nối 3x3 / 4x4 MU-MIMO, wifi 6 có thể đạt tốc độ nhanh hơn nữa.
- Wifi 5: chỉ hoạt động trên dải tần 5Ghz, các thiết bị cần dùng băng tần 2.4GHz chỉ có thể dùng chuẩn N thấp hơn. Với kết nối 3x3 MU-MIMO, wifi 5 có thể đạt tốc độ lên tới 1300Mbps ở 5GHz. Hầu hết các thiết bị wifi 5 hiện nay đều chỉ hoạt động ở tốc độ 867Mbps.
2.6. Tuổi thọ pin của thiết bị nhận sóng
Nhược điểm của chuẩn Wifi 5 là làm tiêu tốn nhiều pin hơn của thiết bị kết nối bởi chúng hoạt động để truyền dữ liệu liên tục.
Nhưng với sự ra đời của wifi 6, điều này đã được khắc phục hoàn toàn bởi wifi 6 được trang bị công nghệ TWT (Target Wake Time) - “Thời gian đánh thức mục tiêu” để kiểm soát và quản lý thời gian truyền và nhận dữ liệu của các thiết bị trong mạng.
Điều này giúp tiết kiệm pin hơn cho các thiết bị kết nối như: laptop, smartphone, tivi,... Khi cần truyền tải dữ liệu thì các thiết bị sẽ hoạt động còn khi không hoạt động các thiết bị kết nối sẽ vào trạng thái sleep mode để tiết kiệm pin.
2.7. Khả năng tương thích với thiết bị đầu cuối
Tiêu chí tiếp theo để so sánh wifi 5 và wifi 6 chính là khả năng tương thích với các thiết bị đầu cuối (laptop, điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính...).
- Wifi 5: tính linh hoạt thấp. Gần như chỉ ưu tiên phục vụ các thiết bị đầu cuối cá nhân với 1 dòng dữ liệu duy nhất, giao tiếp với nhiều thiết bị theo 1 thứ tự liên tiếp hoặc từng thiết bị một.
- Wifi 6: linh hoạt hơn wifi 5. Nhờ công nghệ OFDMA nên wifi 6 tương thích được với nhiều thiết bị đầu cuối khác nhau. Khi kết nối nhiều thiết bị cùng lúc, wifi 6 có tín hiệu tốt hơn, tốc độ wifi tải lên và tải xuống nhanh hơn, giảm nhiễu, không lo bị tắc nghẽn. Chính vì thế nên wifi 6 có thể đáp ứng dung lượng tốt hơn cho các các thiết bị IoT, smarthome.
Nhờ công nghệ OFDMA nên wifi 6 tương thích được với nhiều thiết bị đầu cuối khác nhau
2.8. Hiệu suất ở khu vực đông đúc
Wifi 6 có hiệu suất hoạt động tốt hơn ở các khu vực đông đúc so với wifi 5 (wifi AC). Tại những địa điểm khu vực đông người mật độ cao, nơi có nhiều thiết bị kết nối như: trung tâm thương mại, sân bay, chung cư, nhà nhiều tầng…. chắc chắn sóng wifi thường yếu, đường truyền sẽ không thể ổn định, thậm chí không thể kết nối được.
- Wifi 5 (802.11ac): sử dụng ghép kênh phân chia theo tần số trực giao (OFDM) và MU-MIMO 4 luồng, hiệu suất vẫn yếu, có thể bị nghẽn, giảm tốc độ khi có quá nhiều thiết bị kết nối.
- Wifi 6 (802.11ax): nhờ công nghệ mới đa truy cập phân chia theo tần số trực giao (OFDMA) và 8x8 MU-MIMO (nhiều người ra, nhiều người vào) nên cho phép các Access Point sử dụng tất cả 8 luồng để truyền thông tin mà vẫn giữ nguyên tốc độ truy cập, tăng hiệu quả lưu lượng. Nếu như OFDM cho phép 1 user sử dụng thì OFDMA là phiên bản nâng cấp cho phép nhiều user cùng sử dụng đồng thời, gia tăng dung lượng của điểm truy cập.
2.9. Khả năng bảo mật wifi
Công nghệ bảo mật trên wifi 6 tốt hơn so với wifi 5. Điều này là do wifi 6 sử dụng công nghệ bảo mật WPA3 và cơ chế xác thực SAE giúp bảo vệ router wifi khỏi các cuộc tấn công mạng như: tấn công Brute, tự động giải mã dữ liệu hàng loạt,...
Và thậm chí ngay cả khi bạn không đặt mật khẩu cho bộ phát wifi 6 nhà mình thì dữ liệu vẫn được bảo vệ 1 cách an toàn. Trong khi đó, công nghệ wifi 5 đa số thường chỉ có bảo mật WPA2, 1 số ít model mới có bảo mật WPA3.
2.10. Hỗ trợ BSS Coloring
Điểm khác biệt nữa khi so sánh wifi 5 và wifi 6 là về công nghệ BSS Color/ Coloring (màu bộ dịch vụ cơ bản).
Wifi 6 hỗ trợ công nghệ BSS Coloring còn wifi 5 thì không. Công nghệ này là giải mã lưu lượng truy cập bằng “màu sắc” giúp hạn chế tối đa độ trễ và tắc nghẽn trong quá trình truyền tải dữ liệu.
Nói một cách dễ hiểu hơn: Khi điểm truy cập không dây (WAP) gần nhau đang truyền trên cùng một kênh thì các router ấy sẽ sử dụng công nghệ tín hiệu màu sắc để xem tín hiệu đó được truyền từ router nào và chúng sẽ bỏ qua tín hiệu để tiếp tục truyền dữ liệu.
Wifi 6 sử dụng màu bộ dịch vụ cơ bản (BSS) cho phép các access point (router) sử dụng thẻ màu sắc để định danh tính hiệu được truyền đi thuộc access point nào. Điều này giúp giảm nhiễu sóng và nghẽn mạng trong quá trình truyền dữ liệu.
Ví dụ: Router X (thẻ đỏ) và Y (thẻ vàng) cùng phát sóng trên một kênh truyền. Nếu là công nghệ cũ thì cả 2 sẽ phải dừng truyền tín hiệu để phán đoán hoạt động của nhau. Ngược lại, trên wifi 6 các router truyền trên cùng một kênh vẫn có thể hoạt động bình thường nhờ thẻ màu sắc của các cột sóng trên router khác nhau.
2.11. Chi phí đầu tư
Về chi phí đầu tư thì rõ ràng công nghệ cao hơn nên tất nhiên giá thành của wifi 6 cũng sẽ cao hơn. Các thiết bị sản phẩm của wifi 6 trên thị trường được định giá phân khúc từ trung bình đến cao, còn sản phẩm wifi 5 có thêm những dòng sản phẩm thấp để phục vụ cho nhu cầu cơ bản của người dùng.
Tuy nhiên, giá cả đi đôi với chất lượng, giá thành của wifi 6 cao nhưng đổi lại bạn sẽ được nhiều công nghệ mới hơn, tốc độ đường truyền nhanh hơn; mạnh hơn và mượt hơn wifi 5
3. Có nên nâng cấp hệ thống mạng lên Wifi 6?
Với những thông tin trên, vậy có nên nâng cấp lên wifi 6 hay vẫn tiếp tục dùng wifi 5?
Sau đây, Việt Tuấn sẽ phân ra 3 trường hợp sau để bạn dễ dàng có câu trả lời cho thắc mắc trên:
3.1. Các hộ gia đình
- Nếu bạn muốn các thành viên trong gia đình có thể sử dụng wifi một cách thoải mái và sử dụng các dịch vụ smarthome thì bạn nên dùng wifi 6. Bởi vì: wifi 6 được trang bị công nghệ BSS coloring giúp nhận biết sóng wifi đến từ đâu để có thể truyền dữ liệu một cách tốt nhất, tránh gây nhiễu và xung đột với mạng wifi nhà hàng xóm.
- Nếu bạn không quá khắt khe về tốc độ truyền tải dữ liệu của wifi, chi phí đầu tư thấp và ít người sử dụng thì wifi 5 là sự lựa chọn tuyệt vời. Wifi 5 gần như đã đáp ứng được tất cả các nhu cầu cơ bản của người dùng.
3.2. Các công ty, cơ sở kinh doanh
- Đối với những công ty làm việc nhiều về media cần sử dụng các công nghệ mới như: công nghệ thực tế ảo (AR-VR; video 4k/8k,..). Doanh nghiệp cần một thiết bị phát sóng wifi có tốc độ nhanh và kết nối ổn định để truyền tải file và gửi mail một cách mượt mà thì wifi 6 chính là sự lựa chọn không thể tuyệt vời hơn dành cho bạn.
- Đối với các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ cần một bộ phát wifi ổn định và tốc độ truyền tải bình thường thì wifi 5 là hợp lý nhất.
3.3. Đối với các game thủ, những người livestream
Cuối cùng, đối với những game thủ hay những người phát trực tuyến trên các nền tảng livestream thì nên nâng cấp lên wifi 6. Bởi wifi 6 tích hợp cổng Ethernet 5GbE/2.5GbE cùng với đó là một loạt các công nghệ mới giúp giảm ping, giảm độ trễ, tối ưu hóa thông lượng. Do đó, người chơi game hay livestream sẽ có những trải nghiệm mượt mà, phản hồi tức thì và không độ trễ.
Tổng kết
Với những thông tin so sánh wifi 5 và wifi 6 ở trên, rõ ràng wifi 6 là sự nâng cấp đáng kể, sở hữu nhiều ưu điểm, hiệu suất cao hơn so với wifi 5 về tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn, công nghệ truy cập tiên tiến hơn. Wifi 6 trong tương lai cũng sẽ được ứng dụng phổ biến hơn để đáp ứng khả năng xử lý dữ liệu cao hơn, hiệu suất mạng tốt hơn. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn sự khác biệt của wifi 5 và wifi 6, từ đó có quyết định nâng cấp lên wifi 6 hay không.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về wifi 5 và wifi 6, hoặc đang tìm hiểu 1 giải pháp wifi cụ thể, bạn hãy liên hệ với MC&TT để được tư vấn, giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất.