Trang chủ Liên hệ

SaaS là gì? Tìm hiểu mô hình SaaS (Software As A Service)

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG VÀ ĐIỀU KHIỂN 09/01/2024

SaaS là gì mà được dự đoán sẽ trở thành xu hướng đi đầu trong tương lai ? SaaS tuy là mô hình mới ra mắt tại Việt Nam trong một vài năm trở lại đây, nhưng nó đã đóng vai trò như một giải pháp công nghệ mới với nhiều doanh nghiệp và góp phần không nhỏ vào tốc độ phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp này. Trong bài viết dưới đây MC&TT sẽ gửi đến bạn những thông tin hữu ích xoay quanh mô hình SaaS để giải đáp thắc mắc của bạn. Hãy theo dõi ngay hôm nay!

1. SaaS là gì?

1.1. Định nghĩa thuật ngữ SaaS

SaaS là viết tắt của từ tiếng Anh đầy đủ Software-as-a-Service, cụm từ này được dùng để chỉ mô hình phân phối dịch vụ lưu trữ bằng công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing). Theo đó bên cung cấp dịch vụ lưu trữ ứng dụng, dữ liệu bằng điện toán đám mây cho người dùng cuối thông qua Internet.

SaaS là viết tắt từ Software as a Service, nghĩa là phần mềm dạng dịch vụ.

Thuật ngữ SaaS là một trong những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. SaaS cũng là ​​một trong 3 thành phần chính của điện toán đám mây, bao gồm: Infrastructure as a Service (IaaS)Platform as a Service (PaaS).

Hiện nay, có khá nhiều mô hình SaaS đã được cho ra mắt tại thị trường và hầu hết mỗi người trong số chúng ta cũng đã sử dụng ít nhất một lần. Ví dụ như trong bộ công cụ của Google, hay MISA, SME.NET,....

1.2. Lịch sử phát triển của SaaS

SaaS lần đầu được ra mắt vào cuối những năm 1950, trong nhiều năm sau đó, SaaS được nghiên cứu và phát triển để đóng vai trò như một phần cứng trên máy tính. Tuy nhiên hệ thống SaaS lúc này vẫn chưa phát triển đủ lớn để được sử dụng trên quy mô các doanh nghiệp lớn.

Bước đột phá bắt đầu trong năm 1999, khi Salesforce đã hoàn thiện SaaS bằng cách cho ra mắt phần mềm quản lý quan hệ khách hàng CRM cho thương hiệu mình. Kể từ đó cho đến nay, SaaS đã phát triển bùng nổ và vẫn được các công ty hàng đầu như Adobe, Salesforce, Shopify và Intuit,... nghiên cứu và phát nâng cấp.

Vào năm 2022, thị trường SaaS được nhận định đạt 145 tỷ USD. Phát triển theo xu hướng của thế giới, Việt Nam cũng đã có những tên tuổi thành công khi phát triển mô hình SaaS.

2. SaaS hoạt động như thế nào?

SaaS có cơ chế hoạt động thông qua một mô hình phân phối đám mây. Nhà cung cấp phần mềm lưu trữ các ứng dụng và dữ liệu được yêu cầu bằng cách dùng một máy chủ có cơ sở dữ liệu, tài nguyên mạng, máy tính của chính họ hoặc ISV ký hợp đồng với nhà cung cấp công nghệ điện toán đám mây để lưu trữ ứng dụng trong trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp. Và mọi thiết bị được cấp quyền sẽ có thể truy cập khi có kết nối mạng. Các mô hình SaaS thường được truy cập thông tin thông qua các trình duyệt web.

Về quyền của bên nhận sử dụng phần mềm trong mô hình SaaS, hầu hết các công ty sử dụng phần mềm lưu trữ sẽ không được giao nhiệm vụ thiết lập và bảo trì phần mềm. Người dùng chỉ cần trả phí đăng ký để có thể truy cập vào phần mềm.

Còn với bên cung cấp phần mềm, hầu hết nhà cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra một bản sao duy nhất của ứng dụng gốc đã phát hành và chỉ chuyên dùng phân phối cho các bên trong mô hình SaaS. Sau đó nhà cung cấp sẽ cấp cho người dùng quyền truy cập phần mềm.

Các mã nguồn trong ứng dụng là giống nhau cho hầu hết tất cả người dùng, vì vậy khi có tính năng mới được cập nhật trong phần mềm thì mọi người dùng đều được triển khai. Tuy nhiên, tùy vào nhà phát hành phần mềm lưu trữ, sẽ có quy định khác nhau về mô hình cho từng người dùng. Nhưng hầu hết các phần mềm sẽ tùy thuộc vào Cam kết mức độ dịch vụ (SLA -Service Level Agreement), dữ liệu có thể được lưu trữ cục bộ hoặc tại các đám mây hoặc lưu trữ tại cả hai khối này.

3. Các ưu điểm của mô hình SaaS là gì?

SaaS ngày càng được nhiều doanh nghiệp và người dùng tiếp cận bởi những ưu điểm của nó. 

3.1. Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

SaaS được phát triển dựa trên hệ thống đám mây và làm việc trực tiếp thông qua hệ thống mạng Internet, vì thế mà không có yêu cầu đặt ra về cấu hình máy tính để truy cập vào mô hình SaaS.

Nếu so với các ứng dụng lưu trữ truyền thống, mỗi nhà phát hành sẽ có điều kiện sử dụng riêng cho phần mềm của mình. Vì vậy, người dùng và doanh nghiệp không chỉ phải bỏ thêm chi phí để mua thiết bị đi kèm hoặc nâng cấp cấu hình phù hợp. Ngoài ra, các sản phẩm đi kèm đều chỉ sử dụng được một thời gian nhất định, sau đó đều cần bảo trì, còn mô hình SaaS thì chi phí bảo trì được loại bỏ hoàn toàn.

Đối với các phần mềm lưu trữ cứng dùng cho doanh nghiệp thường có chi phí đầu vào khá lớn, tuy nhiên hầu hết đều sẽ lỗi thời sau một khoảng thời gian ngắn bởi thị trường công nghệ phát triển rất nhanh. Vì vậy chi phí nâng cấp hoặc mua một phần mềm mới là gánh nặng cho doanh nghiệp, nhưng nếu không nâng cấp sẽ gây hạn chế trong hoạt động của doanh nghiệp.

Còn với SaaS, doanh nghiệp chỉ cần nhận nâng cấp phiên bản mới từ bên cung cấp dịch vụ hoặc yêu cầu thêm nếu dịch vụ không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng.

Ngoài ra, trong mô hình SaaS, doanh nghiệp sẽ cung cấp những phiên bản dùng thử để doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn dễ dàng hơn trước khi dùng bản có trả phí.

3.2. Khả năng truy cập linh hoạt, tiện lợi

Tính linh hoạt của SaaS hướng tới sự tiện lợi cho người dùng, có thể sử dụng trong mọi hoàn cảnh vị trí và thời điểm.

Hiện nay, khi Internet có độ phủ sóng lớn, người dùng trong mô hình SaaS có thể truy cập thông qua trình duyệt của bất kỳ hệ điều hành hay thiết bị công nghệ nào. Bạn cũng không cần cài đặt app để được cấp quyền tham gia vào hệ thống hoặc dùng nó. 

3.3. Khả năng cập nhật tự động

Do hoạt động dựa trên điện toán đám mây và mạng lưới Internet nên nhà cung cấp có thể cập nhật các phiên bản mới nhất gần như liên tục mà không làm gián đoạn việc sử dụng của người dùng. Đây cũng là điểm ưu việt của mô hình này so với phần mềm lưu trữ truyền thống.

3.4. Lưu trữ dữ liệu an toàn

Một điểm cộng lớn khác của công nghệ SaaS là công nghệ lưu trữ. Đa số các dữ liệu cần được lưu trữ của doanh nghiệp đều có vai trò quan trọng trong hoạt động của họ. Ví dụ như: thông tin về nhân sự, số liệu kế toán, số liệu báo cáo tài chính,... Vì vậy các dữ liệu này đều cần được bảo đảm về độ an toàn bởi mô hình SaaS. 

Với phần mềm SaaS, mọi thay đổi và lịch sử cập nhật dữ liệu đều được kiểm soát chặt chẽ. Kể cả khi gặp trường hợp một máy tính trong hệ thống mã hóa gặp rủi ro cũng không thể gây mất an toàn cho cả hệ thống.  

3.5. Dữ liệu và phân tích trực quan

Hiện nay tuy có nhiều phần mềm được thiết kế để hoạt động và phân tích dữ liệu trực quan, nhưng mô hình SaaS vẫn nhận được sự tin dùng của nhiều khách hàng. Bởi như thay vì giải quyết dữ liệu giống loại phần mềm on-premise, SaaS tích hợp phân tích dữ liệu giữa các phần mềm để giúp đưa ra một cái nhìn tổng quan và tránh mất thời gian cho người dùng. 

3.6. Các tính năng phần mềm tốt nhất

Các tính năng có trong mô hình SaaS hầu như không kém hơn các phần mềm lưu trữ nào. Và tùy vào nhà cung cấp, mỗi phần mềm lưu trữ lại có một điểm nổi trội hơn. Ngoài ra, nhà cung cấp cũng sẽ dựa trên yêu cầu của khách hàng, phản hồi lỗi từ người dùng và chủ động cập nhật những tính năng mới cho phần mềm.

Những khách hàng sử dụng mô hình SaaS sẽ nhận được sự bảo đảm chất lượng dịch vụ từ phía nhà cung cấp như: vận hành chuyên nghiệp, duy trì mức an toàn và bảo mật, sửa lỗi (bugs) khi có phát sinh,... và nhiều dịch vụ khác theo thỏa thuận.

3.7. Dễ dàng mở rộng quy mô sử dụng

Điểm đặc biệt ở SaaS là không giới hạn số lượng thiết bị truy cập vào hệ thống và còn có thể mở rộng, tăng gấp nhiều lần số lượng tài khoản, tính năng mới, nhưng lại không gây ảnh hưởng đến việc lưu trữ dữ liệu và hoạt động của phần mềm. 

4. Một số nhược điểm của mô hình SaaS

Tuy là mô hình nhận được đánh giá tốt nhưng SaaS vẫn đang trong quá trình phát triển và cải tiến, vậy nên không tránh khỏi xuất hiện nhược điểm trong hoạt động.

Một vài điểm hạn chế thường thấy nhất của mô hình này có thể kể đến như:

Mô hình SaaS cung cấp dịch vụ thông qua Internet, chạy trên trình duyệt web do đó nên khi sử dụng dịch vụ, bạn bắt buộc cần phải có kết nối Internet.

Hầu hết các vấn đề ngoài tầm kiểm soát của người dùng sẽ phát sinh khi bên phát hành phần mềm gián đoạn việc cung cấp dịch vụ hoặc người dùng thực hiện những thay đổi bất ngờ với mô hình hoặc vi phạm bảo mật. 

Tuy nhiên nhược điểm này không quá ảnh hưởng xuyên suốt quá trình sử dụng. Để tránh xảy ra những trường hợp khó kiểm soát, người dùng nên nắm chắc SLA và bảo đảm những thỏa thuận trong SLA được thực hiện từ hai phía, từ đó giảm thiểu những vấn đề nói trên. 

Tuy việc tự động cập nhật sẽ không gây gián đoạn hoạt động lưu trữ nhưng lại gây ra một số khó khăn trong việc sử dụng thành thạo ngay các tính năng mới được cập nhật. Ngoài ra, trong một số trường hợp, phiên bản mới không khả thi như phiên bản trước đó thì khách hàng khó có thể được lựa chọn.

Khi chuyển đổi phần mềm và nhà cung cấp SaaS mới, người dùng cần chắc chắn đã chuẩn bị đủ, nhất là khi phần mềm được sử dụng cho quy mô lớn như doanh nghiệp. Khi chuyển đổi phần mềm cần đào tạo nhân sự về cách dùng, lưu trữ và sắp xếp lại một khối lượng lớn các dữ liệu sang phần mềm mới.

Một số ít các phần mềm có dạng lưu trữ độc quyền cũng khiến việc chuyển đổi giữa các nhà cung cấp phần mềm SaaS trở nên khó khăn hơn.  

Với hệ thống của SaaS, số lượng tài khoản, thiết bị truy cập là không giới hạn, vì vậy yếu tố bảo mật đôi khi cũng bị một số nhà cung cấp không chú trọng. Hệ thống đám mây được dùng trong mô hình SaaS sẽ dễ bị xâm nhập khi bảo mật kém. Mọi dữ liệu quan trọng được lưu trữ của doanh nghiệp có thể bị đánh cắp bởi các tin tặc. 

Tuy nhiên bạn đây là điều không đáng lo ngại bởi khi nền công nghiệp 4.0 phát triển thì những nhà cung cấp mô hình SaaS đã chú trọng hơn đến việc mã hóa dữ liệu và bổ sung các điều khoản cam kết trong SLA (Cam kết mức độ dịch vụ). 

5. Ứng dụng của mô hình SaaS trên toàn thế giới và tại Việt Nam

Trên thế giới, mô hình SaaS rất phổ biến điển hình nhất là các ứng dụng của Google như Google Drive (lưu trữ tài liệu), Gmail (lưu trữ dữ liệu dưới dạng thư gửi và nhận), Google Docs (Tài liệu), Google Sheet,...

Một số doanh nghiệp đi đầu trong việc ứng dụng và cung cấp mô hình SaaS trên thế giới khác có thể nhắc đến: Amazon, IBM, Web Services, Microsoft, ServiceNow, Zoom, Team, DropBox, SalesForce, Splunk, Elastic NV, Piesync, Pluralsight,....

Hiện nay, Việt Nam là đất nước được đánh giá có tốc độ phát triển ngành điện toán đám mây nhanh thứ 14 tại châu Á. Vì vậy mô hình SaaS phát triển rất nhanh chóng tại Việt Nam. Có thể nhắc tới các phần mềm cung cấp dịch vụ lưu trữ SaaS như: phần mềm kế toán MISA SME.NET, phần mềm quản lý hiệu suất iHCM, phần mềm quản lý quan hệ khách hàng BiakiCRM,...

Tổng kết

Từ khi ra mắt cho đến nay, các mô hình SaaS đã mang lại rất nhiều giá trị cho các doanh nghiệp trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Hy vọng với những thông tin có trong bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi SaaS là gì? 

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết! 

Bài viết liên quan