Trang chủ Liên hệ

Oracle là gì? Những thông tin về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG VÀ ĐIỀU KHIỂN 17/01/2024

Lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1979, hệ thống quản trị Oracle đã và đang là nhà cung cấp database lớn nhất trên thị trường hiện nay. Bài viết ngay sau đây hãy cùng MC&TT tìm hiểu chi tiết về Oracle là gì? Lịch sử phát triển và lợi ích mà hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu Oracle mang lại cho các doanh nghiệp hiện nay.

1. Oracle là gì?

Oracle là gì? Trả lời cho câu hỏi này thì Oracle được biết đến là là một hệ thống quản trị Database lớn nhất hiện nay, sản phẩm chủ đạo của hãng công nghệ cùng tên trong lĩnh vực quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ, viết tắt là RDBMS (Relational Database Management System). 

Oracle RDBMS được sử dụng phổ biến trong các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu nhờ vào sự ổn định, hiệu suất cao, tính bảo mật vượt trội và khả năng mở rộng dễ dàng. Oracle Database được sử dụng trong các ứng dụng doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng, thương mại điện tử và các lĩnh vực khác trong thời đại hiện nay.

Oracle cung cấp các tính năng và công nghệ tiên tiến như: Tối ưu hóa truy vấn, đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu, quản lý bộ nhớ đệm, sao lưu và khôi phục cơ sở dữ liệu, bảo mật và kiểm soát truy cập và hỗ trợ các chuẩn và giao thức kết nối nhằm hỗ trợ quản trị viên quản lý và duy trì cơ sở dữ liệu của họ.

Bên cạnh đó, hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle cũng được tích hợp vô số các công nghệ tiên tiến nhất hiện nay như lưu trữ đám mây, ứng dụng học máy và trí tuệ nhân tạo cùng rất nhiều các công nghệ khác để đáp ứng yêu cầu của thị trường ngày càng phức tạp.

Oracle cho phép bạn tương tác với Database thông qua một ngôn ngữ SQL.

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle cũng được tích hợp vô số các công nghệ tiên tiến nhất hiện nay

2. Các phiên bản Oracle chính thức hiện nay

Bạn đọc có thể tham khảo một số phiên bản Oracle Database hiện đang được ứng dụng trong nhiều mô hình doanh nghiệp như:

3. Lịch sử hình thành và phát triển của Oracle Database

Trong suốt quá trình phát triển, Oracle Database đã trở thành một trong những hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu phổ biến nhất trên thế giới, được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp và tổ chức lớn để quản lý và lưu trữ dữ liệu. Các tính năng và công nghệ tiên tiến của Oracle Database đã giúp nó trở thành một sản phẩm quan trọng và có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực quản lý cơ sở dữ liệu.

Lịch sử hình thành và phát triển của Oracle Database

4. Ưu/ Nhược điểm của hệ thống quản trị Oracle là gì?

Cơ sở dữ liệu Oracle đã và đang được ứng dụng bởi đại đa số các doanh nghiệp trên thế giới nhờ vào những ưu điểm đáng kể như:

Một số ưu điểm của hệ thống quản trị Oracle

Tuy nhiên hệ quản trị cơ sở dữ liệu này vẫn tồn tại những giới hạn nhất định như:

5. Các tính năng đáng chú ý của Oracle Database

5.1 Khả năng mở rộng và nâng cao hiệu suất

Oracle Database được thiết kế với khả năng mở rộng và hiệu suất cao thông qua một số các tính năng:

Nâng cao hiệu suất để phục vụ cho nhiều thiết bị cùng sử dụng đồng thời

5.2 Tính năng sao lưu và phục hồi CSDL thời gian thực

Tính năng sao lưu và phục hồi dữ liệu là một trong những tính năng cực kỳ quan trọng của Oracle. Oracle Database giúp khắc phục các rủi ro hỏng hóc hay mất dữ liệu bằng cách sao lưu, phục hồi dữ liệu được tích hợp sẵn, ngay cả khi người dùng đang làm việc.

5.3 Bảo mật và tích hợp thông tin

Oracle cung cấp các tính năng bảo mật tại nguồn bao gồm:

Oracle Database có thể mã hóa dữ liệu tại nguồn ngay cả khi đăng xuất bằng các giải pháp được nêu trên. Qua đó đảm bảo an ninh hệ thống và bảo vệ quyền lợi của người sử dụng.

Bên cạnh đó Oracle có tính năng bổ sung, trao đổi dữ liệu từ xa và đảm bảo tính nhất quán giúp người dùng dễ dàng tích hợp thông tin.

Oracle cung cấp các tính năng bảo mật tại nguồn

6. Kiến trúc hạ tầng của Oracle Database

Kiến trúc Oracle database bao gồm 3 lớp: lớp dữ liệu, lớp xử lý và lớp bộ nhớ.

6.1 Lớp dữ liệu (File systems)

Lớp dữ liệu bao gồm các tập tin dữ liệu được tổ chức lưu trữ trên các ổ đĩa cứng của một hoặc nhiều máy chủ server khác nhau. Khi các máy trạm gửi yêu cầu truy xuất dữ liệu, phần dữ liệu được yêu cầu sẽ được truy xuất trước đó từ đĩa cứng vào bên trong bộ nhớ của máy chủ. Qua đó nâng cao tốc độ truy xuất dữ liệu trên các máy trạm diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Thông thường bên trong một CSDL Oracle sẽ lưu trữ rất nhiều loại tập tin dữ liệu, bao gồm:

Lớp dữ liệu gồm các tập tin dữ liệu được tổ chức lưu trữ trên các ổ đĩa cứng của một hoặc nhiều máy chủ server

6.2 Lớp xử lý (Background processes)

Lớp xử lý máy chủ sẽ đảm bảo sự ăn khớp của mối quan hệ giữa phần CSDL vật lý và phần hiển thị trong bộ nhớ. Lớp xử lý sẽ bao gồm các công cụ như:

Lớp xử lý máy chủ sẽ đảm bảo sự ăn khớp của mối quan hệ giữa phần CSDL vật lý và phần hiển thị trong bộ nhớ

6.3 Lớp bộ nhớ (Memory)

Lớp bộ nhớ sẽ bao gồm nhiều thành phần khác nhau được lưu trữ trên vùng đệm bộ nhớ máy tính nhằm cải thiện tốc độ xử lý trong cơ sở dữ liệu Oracle. Lớp bộ nhớ sẽ phân thành 2 khu vực chính: 

Lớp bộ nhớ (Memory) gồm nhiều thành phần khác nhau được lưu trữ trên vùng đệm bộ nhớ máy tính

7. Tổng kết

Bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp đến bạn đọc các thông tin chi tiết về Oracle Database. Cơ sở dữ liệu Oracle đã trở thành một trong những hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu phổ biến nhất trên thế giới, được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp và tổ chức lớn để quản lý và lưu trữ dữ liệu. Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào xoay quanh Oracle là gì? hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để nhận được giải đáp chi tiết nhất!

Bài viết liên quan