Modem Wifi mặc dù được ra mắt từ lâu, nhưng vẫn là thiết bị không thể thay thế trong các hệ thống truyền, phát Wifi ở mỗi gia đình, doanh nghiệp,... Vậy Modem wifi là gì? Modem Wifi khác gì so với Router Wifi? Nên lựa chọn loại nào tốt hơn? Hãy cùng MC&TT tìm hiểu chi tiết câu trả lời trong bài viết dưới đây.
1. Modem wifi là gì?
Modem Wifi là thiết bị Modulator and Demodulator có chức năng mã hóa tín hiệu và giải mã các xung điện. Modem Wifi có vai trò giúp người dùng có thể kết nối mạng Internet và hoạt động giao tiếp với các mạng lưới của nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP - Internet Service Provider) thông qua các hệ thống cáp nối đồng trục, cáp quang, đường dây điện thoại (DSL - Digital Subcriber Line) để chuyển đổi thành tín hiệu kỹ thuật số.
Modem Wifi là một trong số ít những thiết bị có thể kết hợp chức năng của bộ định tuyến Router và Modem, giúp nó trở thành thiết bị lựa chọn hàng đầu cho người dùng để kết nối mạng Internet. Có thể hiểu một cách đơn giản, modem Wifi chính là sự nâng cấp của thiết bị modem thông thường, kết hợp của modem và router Wifi vào trong một thiết bị mạng duy nhất.
2. Modem wifi có chức năng gì?
Chức năng chính của Modem wifi là điều chế và giải mã các tín hiệu mạng và điều hường cung cấp đến các thiết bị sử dụng Internet. Modem sẽ thực hiện chức năng nhận gói Internet từ phía cung cấp là nhà mạng sau đó sẽ truyền mạng từ Modem đến các thiết bị sử dụng Internet thông qua dây Ethernet hoặc sóng Wifi.
Ngoài ra Modem còn một số chức năng khác như:
- Có khả năng kiểm soát lưu lượng mạng tốt hơn.
- Hỗ trợ sao lưu dữ liệu nhanh chóng
- Có thể được quản lý từ xa bằng các phần mềm
- Có khả năng nén dữ liệu để giảm thời gian truyền dữ liệu và hạn chế phát sinh các lỗi.
- Tính năng tự động sửa lỗi được cài đặt sẵn trong Modem và sẽ được kích hoạt khi dữ liệu bị hỏng hoặc thay đổi khi truyền tải giữa các modem.
3. Cấu tạo của Modem Wifi là gì?
Một Modem có thể được cấu tạo bởi nhiều bộ phận tùy từng hãng sản xuất. Tuy nhiên, hầu hết các modem wifi đều có điểm giống nhau trong cấu tạo chính.
2.1. Cấu tạo bên ngoài
Về cấu tạo bên ngoài, một Modem WiFi thường được cấu tạo khá đơn giản. Thường bao gồm: các nút điều khiển, các cổng kết nối thiết bị và cổng kết nối điện.
- Nút điều khiển: được thiết kế tích hợp nhiều chức năng nhau tùy theo thiết kế của nhà cung cấp dịch vụ để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của khách hàng.
- Cổng cắm nguồn: cổng cắm nguồn này là nơi cung cấp điện cho modem hoạt động. Hầu hết các cổng cắm nguồn sẽ có hình tròn, thông qua đó, nguồn điện sẽ được đưa trực tiếp vào bộ phận chuyển đổi điện áp (adapter). Bên cạnh nút cắm nguồn, các modem thường cũng sẽ có một nút công tắc để bật hoặc tắt nguồn điện đi vào trong thiết bị.
- Nút Reset: có chức năng xóa những cài đặt có sẵn trong thiết bị. Trong quá trình sử dụng, người dùng rất ít khi phải sử dụng nút này. Bởi trước khi được đưa tới tay người dùng, thiết bị Modem sẽ được bên cung cấp cài đặt những thông số phù hợp nhất với thông số của đường truyền mạng.
- Các cổng kết nối: Hầu hết các thiết bị Modem Wifi không chỉ được sử dụng với nhu cầu kết nối không dây, vì vậy Modem Wifi sẽ tích hợp các loại cổng port kết nối có dây để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Có thể kể đến các loại cổng như cổng LAN, cổng WAN và cổng USB.
2.2. Các tín hiệu đèn
Thiết bị Modem Wifi sẽ thông báo tình trạng của tín hiệu thông qua những đèn sáng nhấp nháy. Trong một dãy đèn ở bên mặt của thiết bị, sẽ có một số loại đèn như:
- Đèn Power: Khi đèn này sáng nghĩa là thiết bị được cung cấp nguồn điện đầy đủ và sẵn sàng để người dùng kết nối Internet. Nếu bạn thấy đèn không sáng khi đã cắm điện, hãy kiểm tra dây cắm nối nguồn điện.
- Đèn LAN: có thể hỗ trợ người dùng nhận biết được thiết bị của bạn đã kết nối với đường truyền mạng hay chưa.
- Đèn báo LINE: khi đèn này sáng tức là đường truyền mạng từ nhà bên cung cấp vẫn kết nối được đến thiết bị của bạn.
- Đèn WLAN: là đèn báo khả năng truyền tín hiệu truyền phát sóng không dây có đang hoạt động hay không hoạt động.
2.3. Cấu tạo bên trong
Bên trong một thiết bị Modem Wifi thường sẽ được cấu tạo bằng các linh kiện như sau:
- Cục nguồn
- Anten nhận/ phát tín hiệu
- Khối phát sóng WiFi
- Bộ IC nhận và xử lý dữ liệu
- Khối truyền tín hiệu cổng LAN
Trong những thiết bị kể trên, bộ phận IC được coi là cơ quan đầu não của hệ thống vận hành trong Modem Wifi. Cụ thể, IC sẽ tiếp nhận GPON (Gigabit Passive Optical Networks) theo mô hình kết nối mạng điểm hoặc đa điểm, theo công nghệ cáp quang thụ động. Sau đó, các dữ liệu sẽ được bộ phận IC chuyển thành những tín hiệu phù hợp với thiết bị bạn sử dụng.
4. Phân biệt modem wifi và router wifi
Trên thị trường hiện nay, hai sản phẩm modem wifi và router wifi vẫn là lựa chọn khiến nhiều khách hàng phân vân. Dưới đây chúng tôi sẽ so sánh để bạn có thể dễ dàng mua được sản phẩm ưng ý.
4.1. Chức năng và vai trò chính
- Chức năng của Modem WiFi
Để có thể kết nối với hệ thống mạng Internet toàn cầu, Modem đã được tích hợp 2 chức năng là mã hóa và giải mã các xung điện. Sau khi trải qua các bước vận hành, Modem Wifi sẽ chuyển hóa dữ liệu thành mạng Internet cho Router hoặc các thiết bị cần kết nối khác.
Ngoài ra, Modem Wifi có khả năng phát sóng wifi, người dùng có thể kết nối mạng bằng các thiết bị không dây. Vì vậy ta sẽ thường thấy Modem WiFi có hai râu phát sóng, còn Router sẽ có nhiều cổng LAN hơn Modem.
- Chức năng của Router Wifi
Router WiFi hay bộ định tuyến Wifi là một thiết bị định tuyến quan trọng, thực hiện chức năng định tuyến chuyển dữ liệu mạng đến các thiết bị cuối cùng trong hệ thống mạng. Nói một cách dễ hiểu, Router Wifi có thể chia sẻ dữ liệu mạng cho nhiều liên mạng thuộc một hệ thống, có thể là: tivi, máy tính để bàn, laptop, smartphone, iPad,...
4.2. Vị trí kết nối
- Modem Wifi
Modem sẽ cung cấp mạng cho người dùng thông qua cáp quang, đường dây dẫn đồng mà các modem có thể kết nối trực tiếp với nhà mạng.
- Router Wifi
Các Router Wifi sẽ được đặt ở giữa hệ thống mạng (hệ thống có thể là tập hợp của các máy tính hoặc các switch mạng,...) và Modem. Hầu hết các Router được sản xuất hiện nay đều đã có trang bị cổng Gigabit và Ethernet, vậy nên người dùng có thể kết nối với nhiều thiết bị (cả Wifi cho kết nối không dây) và các hệ thống mạng cho dù chúng khác nhau.
4.3 Hình thức của 2 thiết bị
Về mặt hình thức, 2 thiết bị này có thể khiến nhiều khách hàng nhầm lẫn. Tuy nhiên về cơ bản vẫn có điểm khác là Modem Wifi phải có cổng kết nối với đường truyền mạng của nhà cung cấp (cáp quang, cáp điện thoại,...). Còn với Router Wifi, chỉ có cổng WAN kết nối để đường truyền mạng vào hoặc cổng LAN Ethernet ra.
4.4. Cơ chế hoạt động
Về cơ chế, Modem Wifi sẽ chuyển đổi các tín hiệu kỹ thuật trên máy tính, điện thoại thành các tín hiệu analog. Còn đối với Router dữ liệu sẽ ở dạng gói và được router kiểm tra thông tin, xác định đường dẫn để truyền các gói dữ liệu đó đến đích.
Có thể hiểu một cách đơn giản cơ chế hoạt động của 2 thiết bị này khác nhau ở chỗ Router Wifi sẽ là nơi đóng gói và gán IP cho các thiết bị được kết nối trong hệ thống mạng. nhưng các thông tin này sẽ được truyền tải qua cáp quang hoặc analog. Những thông tin này sẽ có điểm khác với định dạng trên những thiết bị xử lý là digital 0 và 1.
Còn Modem Wifi sẽ chịu trách nhiệm chuyển đổi thông tin từ dạng digital sang dạng analog sau đó truyền trong những kết nối Internet sẵn có. Khi các thông tin được truyền ngược lại sẽ là lúc các thiết bị kết nối Internet như điện thoại hay máy tính sẽ đọc được thông tin được truyền.
5. Nên mua Modem wifi hay Router wifi?
Tùy vào nhu cầu và chức năng của 2 loại sản phẩm, bạn có thể cân nhắc lựa chọn một trong 2 sản phẩm Modem Wifi hoặc Router Wifi. Bởi mỗi sản phẩm đều có ưu và nhược điểm riêng. Nếu yêu cầu của bạn phù hợp với ưu điểm của sản phẩm nào thì có thể chọn thiết bị đó.
Tuy nhiên để nâng cao trải nghiệm sử dụng wifi tốt hơn, bạn có thể sử dụng dòng Modem Router Wifi tích hợp hai thiết bị. Bởi Modem có thể dùng để kết nối Internet còn Router thì dùng làm tăng vùng phủ sóng. Bạn có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng sau:
Cách 1
Có thể cắm Router Wifi sau đó cắm dây mạng từ modem Wifi vào Router và để cấu hình ở chế độ DHCP rồi sử dụng mạng như bình thường.
Với cách này, cả hai thiết bị sẽ giúp mạng Internet của bạn được tăng vùng phủ sóng và nâng cao mức độ ổn định. Tuy nhiên để tăng được số thiết bị kết nối mạng vẫn phụ thuộc vào chất lượng mạng được nhà mạng cung cấp.
Cách 2
Bạn có thể lựa chọn một Router Wifi sau đó chuyển Modem Wifi sang chế độ Bridge hoặc mua Converter ở ngoài rồi cho Router Wifi chạy chế độ PPPoE.
Với cách này, mạng mà bạn đang sử dụng sẽ có độ ổn định cao hơn và có thể chịu tải được nhiều thiết bị cao hơn cách dùng một trong hai sản phẩm. Bởi Router Wifi sẽ chịu tải cho toàn bộ hệ thống mạng. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là chỉ áp dụng được với các thiết bị Router có cấu hình cao, thường là Router WiFi 6, hoặc Router WiFi AC có cổng Gigabit.
Ngoài ra, để tiết kiệm cho khách hàng, hiện nay có rất nhiều nhãn hàng đã tích hợp chức năng của hai loại sản phẩm này vào cùng một thiết bị là Modem Router hay Modem WiFi. Đây cũng là lựa chọn giúp bạn không mất thời gian lắp đặt và lựa chọn nhất.
6. Các lưu ý khi chọn mua Modem wifi
Để chọn được một thiết bị Modem Wifi với chất lượng tốt, bạn nên chú ý tới một số điều dưới đây.
6.1. Thương hiệu sản xuất
Hiện nay, do nhu cầu của người dùng ngày càng tăng cao, vì vậy có rất nhiều nhãn hàng cho ra mắt sản phẩm Modem Wifi. Tuy nhiên không phải bất cứ sản phẩm nào cũng đạt chất lượng tốt.
Bạn có thể lựa chọn một số những thương hiệu chất lượng được nhiều người sử dụng và đánh giá tốt, có tên tuổi lớn và nguồn gốc sản xuất rõ ràng.
6.2. Khả năng truyền mạng cho nhiều thiết bị
Tốc độ tải của Modem có thể ảnh hưởng đến tốc độ truy cập trên các thiết bị, vì vậy để duy trì chất lượng mạng cho người dùng, mỗi thiết bị Modem Wifi thường sẽ được giới hạn số người sử dụng.
Ví dụ như:
- Với gia đình 2 - 7 người: có thể dùng Modem Wifi, tốc độ từ 150Mbps - 300Mbps. Với tốc độ truyền mạng này, mỗi thiết bị có thể truy cập đồng thời các hoạt động như lướt web, xem phim, chơi game,...
- Với doanh nghiệp, văn phòng: có thể lựa chọn các sản phẩm có mức phát sóng mạng từ 300 - 1201 Mbps. Với tốc độ này, người dùng có thể kết nối nhiều thiết bị cùng lúc.
6.3. Phạm vi phát sóng
Phạm vi phát sóng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sử dụng thiết bị Modem Wifi của bạn. Phạm vi phát sóng này sẽ được đánh giá thông qua số lượng cũng như công suất khuếch đại độ nhạy thu (dBi) trong Ăng - ten.
Nếu bạn lựa chọn Modem Wifi để dùng trong những căn nhà tầng có diện tích lớn, số lượng tầng nhiều thì cần chọn thiết bị có phạm vi phát sóng xa và có khả năng sóng mạng xuyên qua tường.
6.4. Kết nối có dây hay không dây
Nếu xét về cách thức kết nối, hầu hết các sản phẩm Modem Wifi đều có khả năng vừa phát sóng mạng không dây, vừa có thể cấp mạng cho thiết bị cần nối dây. Tuy nhiên hiện tại vẫn có một số thiết bị Modem chỉ truyền mạng thông qua phương thức có dây hoặc không dây.
Để lựa chọn dễ hơn, hãy cân nhắc nếu bạn là game thủ, streamer, hay cần sử dụng thiết bị truyền mạng bằng cách cắm dây nối trực tiếp vào Modem. Hoặc ngược lại sử dụng Modem phát sóng không dây với yêu cầu độ phủ sóng nhỏ.
6.5. Mức độ bảo mật an toàn
Hiện tại với công nghệ Wifi, có rất nhiều loại bảo mật như WEP, WPA, WPA2, WPA3,... Bạn cần lựa chọn cho mình một thiết bị phù hợp với loại bảo mật tốt nhất và phiên bản mã hóa mới, an toàn. Nhờ điều này mà bạn có thể ưu tiên lựa chọn loại thiết bị Modem Wifi có một trong số các loại bảo mật trên để tránh bị hacker tấn công.
Tác dụng của mức độ bảo mật không chỉ phát huy khi có hacker tấn công mà còn được thực hiện khi có quá nhiều thiết bị đang truy cập vào hệ thống mạng mà không được bạn cho phép.
Tổng kết
Hiện nay, khi việc truy cập Internet bằng Wifi trở nên không thể thay thế, Modem chắc chắn là lựa chọn hoàn hảo giúp bạn nâng cao trải nghiệm sử dụng mạng. Với bài viết trên đây, chúng tôi đã gửi đến bạn những thông tin hữu ích xoay quanh câu hỏi Modem Wifi là gì? Hy vọng bạn đã có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng.