Sự bùng nổ của Internet toàn cầu khiến cho IP WAN trở nên thông dụng hơn với các doanh nghiệp. Phục vụ đáp ứng nhu cầu truyền tải, trao đổi thông tin trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần tiếp cận gần hơn với IP WAN thay vì chỉ sử dụng IP LAN. Vậy IP WAN là gì? IP WAN khác gì so với IP LAN? Hãy để MC&TT giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. IP WAN là gì?
Trước tiên, để hiểu được IP WAN là gì, bạn cần hiểu về mạng WAN Wide Area Network (mạng diện rộng) WAN là sự kết hợp giữa các mạng nhỏ và cục bộ thông qua các thiết bị có kết nối internet.
Phạm vi bao phủ của mạng WAN không bị giới hạn trong khu vực một tòa nhà hay khuôn viên lớn mà nó mở rộng ở nhiều vị trí trải dài trên một khu vực địa lý cụ thể, thậm chí là toàn cầu.
So với mạng LAN thì phạm vi kết nối của mạng WAN rộng lớn hơn rất nhiều. Internet chính là ví dụ điển hình cho mạng WAN.
IP WAN - Địa chỉ mạng WAN do nhà mạng ISP phát hành, địa chỉ này thay đổi khi người dùng khởi động modem. Mạng WAN cấp phát IP để kết nối các khu vực ở phạm vi toàn cầu.
Vậy IP WAN là gì? Hiểu đơn giản, IP WAN là tập hợp các địa chỉ IP công cộng hay toàn cầu được WAN cấp phát. Mỗi khu vực, quốc gia hay châu lục tách biệt sẽ có những dải địa chỉ IP riêng biệt để nhận biết dễ dàng.
Bên cạnh đó, IP WAN tĩnh hay động sẽ tùy thuộc theo hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa nhà mạng ISP và đơn vị sử dụng về việc trao đổi thông tin quan internet.
Bạn cũng có thể hiểu như sau: WAN IP là địa chỉ tòa nhà của bạn dùng để phân biệt với các tòa nhà khác. Còn IP LAN chính là địa chỉ mỗi phòng có trong tòa nhà.
2. Đặc điểm của địa chỉ IP WAN
IP WAN cũng có các đặc điểm nổi bật hơn so với các loại mạng khác
- Phạm vi kết nối của mạng WAN mang tính toàn cầu, cho phép kết nối giữa các quốc gia và vùng châu lục khác nhau.
- Có thể dễ dàng dùng mạng WAN để kết nối thành mạng riêng, độc lập với một tổ chức bất kỳ hoặc kết nối qua các hạ tầng của mạng công cộng hay nhiều công ty khác nhau.
- Dùng mạng WAN thuận tiện hơn với đường truyền có dải băng thông với sự biến đổi lớn từ 56Kbps - T1 (nghĩa là khoảng 1.544Mbps) hay E1 (là khoảng 2.048 Mbs) và hơn cả là đến các đường nối trục giữa các vùng miền quốc gia, châu lục (đồng nghĩa là hàng Gbps).
- Chính vì phạm vi rộng lớn mang tính toàn cầu nên việc quản lý và duy trì các đường truyền mạng WAN không mấy thuận lợi. Do đó mà hầu hết người dùng sẽ chọn các đường truyền thuê từ các tập đoàn viễn thông, các công ty cung cấp dịch vụ truyền số liệu hoặc là hạ tầng viễn thông công cộng.
3. Ưu điểm và nhược điểm của IP WAN
Để hiểu thêm về cách sử dụng IP WAN, người dùng cần nắm được ưu điểm để phát huy lợi thế và hạn chế các nhược điểm. Cùng Việt Tuấn tìm hiểu phần tiếp theo đây để có thêm kiến thức hữu ích về IP WAN!
3.1. Ưu điểm
Dưới đây là những ưu điểm nổi trội của IP WAN, cụ thể:
- Mạng WAN đáp ứng nhu cầu trao đổi, giao tiếp bằng nhiều cách thức như âm thanh, dữ liệu, video, hình ảnh,...giúp người sử dụng giảm thiểu tối đa các chi phí liên quan đến thông tin liên lạc.
- Mạng WAN có phạm vi bao phủ rộng lớn không có giới hạn về không gian hay khoảng cách địa lý, thuận tiện cho việc truyền tải thông tin giữa các cá nhân, tổ chức.
- Tận dụng được tối đa hiệu suất của đường truyền, tức là với băng thông ở mức trung bình nhưng lại có khả năng kết nối rộng rãi. Đồng thời, quá trình truyền tải dữ liệu cũng được nâng cao mức độ an toàn.
- Kiểm soát được truy cập của người dùng, nâng cao tính bảo mật.
- Tốc độ đường truyền nhanh chóng và ổn định, giúp thông tin dữ liệu được truyền tải hoàn chỉnh và an toàn hơn.
- Nhân viên và khách hàng trong cùng nội bộ công ty có thể kết nối chung mạng.
3.2. Nhược điểm
Bên cạnh các ưu điểm nổi bật kể trên thì IP WAN vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:
- Do phạm vi địa lý rộng lớn mà cách thức xây dựng, thiết lập và phát triển mạng WAN khá phức tạp và tốn kém. Để thiết lập một mạng WAN cần mua các thiết bị chuyển mạch, bộ định tuyến và đòi hỏi nhiều giải pháp bảo mật.
- Băng thông của WAN ở mức thấp nên kết nối khá yếu, chỉ phù hợp với các ứng dụng như e-mail, website, mạng xã hội,...
- Phạm vi kết nối quá rộng và không có giới hạn dẫn đến cơ chế kiểm soát khó thắt chặt hơn, tạo nhiều lỗ hổng bảo mật.
- Cách thức triển khai và xử lý các vấn đề sự có ở WAN là rất phức tạp, đòi hỏi thời gian và chuyên môn kỹ thuật cao mới có thể quản trị tốt.
- Chi phí đầu tư để phát triển mạng WAN là rất cao so với các loại mạng khác.
4. So sánh IP WAN khác gì với IP LAN?
IP WAN và IP LAN luôn song hành cùng nhau. Cả hai đều là nhân tố quan trọng để Internet xác định thông tin bạn yêu cầu được định vị đến máy tính của bạn khi bạn truy cập vào một trang web.
- Router (thiết bị định tuyến) gán cho máy tính địa chỉ IP nội bộ để kết nối trực tiếp hoặc không dây. Router của bạn yêu cầu và tiếp nhận địa chỉ IP từ nhà cung cấp dịch vụ Internet, đây là địa chỉ dùng để nhận dạng Internet với thiết bị máy tính.
- Khi có hai thiết bị máy tính được kết nối với router gia đình, các máy tính sẽ cùng hiện một địa chỉ IP public tuy nhiên mỗi máy sẽ có địa chỉ IP nội bộ riêng. Đây là lý do tại sao bạn nhận được tin nhắn của mình chứ không phải bất kỳ ai bởi router biết bạn là người chỉ đạo yêu cầu cần cần nhận được hồi đáp.
IP WAN và IP LAN đều giữ vai trò quan trọng vậy sự khác biệt giữa IP WAN và IP LAN là gì? Theo dõi bảng dưới đây:
IP LAN |
IP WAN |
|
Tính chất |
LAN là mạng nội bộ (cục bộ) |
WAN là mạng diện rộng |
Phạm vi kết nối |
Phạm vi kết nối nhỏ, bị giới hạn và mang tính cục bộ như tòa nhà, khuôn viên văn phòng,... |
Phạm vi kết nối rộng lớn, không bị giới hạn. |
Tốc độ truyền dữ liệu |
10 – 100 Mbps |
256Kbps - 2Mbps |
Băng thông |
Rất lớn |
Thấp |
Cấu trúc liên kết |
Theo đường truyền và vòng cấu trúc |
Cấu trúc liên kết là Frame Relay, ATM, Sonet |
Quản trị mạng |
Đơn giản, không yêu cầu kỹ thuật quá cao, chỉ cần có kiến thức cơ bản là có thể dễ dàng quản trị hệ thống. |
Rất phức tạp, đòi hỏi người quản trị cần có trình độ chuyên môn cao để xử lý được các lỗi phát sinh trong quá trình hoạt động. |
Chi phí đầu tư |
Chi phí thấp, đáp ứng được hầu hết nhu cầu của người dùng, đặc biệt là người sử dụng cá nhân. |
Chi phí rất lớn, hầu hết người sử dụng sẽ lựa chọn đi thuê từ các nhà cung cấp dịch vụ để thuận tiện sử dụng hơn. |
Định vị Router |
Địa chỉ IP LAN được Router gán cho máy tính nhờ sự hỗ trợ của công cụ DHCP. Bạn cũng có thể cài đặt theo cách thủ công. Router sẽ chỉ định IP riêng duy nhất cho các máy tính và thiết bị mạng gia đình, bạn sẽ dùng IP này làm công cụ truyền tải thông tin. |
IP WAN được nhà cung cấp dịch vụ Internet chỉ định. |
Mức độ bảo mật |
Địa chỉ IP LAN an toàn hơn so với mạng WAN. Không ai có quyền truy cập hoặc giám sát bạn qua Internet. Đồng thời, máy tính của bạn cũng được bảo vệ bằng tường lửa NAT. |
Địa chỉ IP WAN kém bảo mật hơn so với LAN. Mạng WAN không có công cụ bảo mật riêng, bạn sẽ cần cài đặt công cụ bảo mật bổ sung để tránh bị xâm nhập và đánh cắp dữ liệu cá nhân. |
5. Hướng dẫn cách tìm địa chỉ IP WAN của modem
Bạn đã biết cách tìm địa chỉ IP WAN của modem chưa? Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách tìm địa chỉ IP WAN của modem, mời các bạn tham khảo:
Bước 1: Truy cập modem thông qua trình duyệt bằng địa chỉ 192.168.1.1 (hoặc theo địa chỉ cấu hình của người đặt)
Bước 2: Chọn mục Status và di chuyển tiếp đến mục WAN Status.
Ngoài cách tìm địa chỉ IP WAN của modem, các bạn có thể lựa chọn cách tìm địa chỉ IP đơn giản hơn bằng cách truy cập Web hoặc tìm IP WAN thông qua bộ định tuyến theo cách dưới đây:
5.1. Tìm địa chỉ IP WAN bằng cách truy cập website
Các bạn đăng nhập trình duyệt với đường link dưới đây, hệ thống sẽ cập nhật thông tin IP WAN của bạn:
Đường link trình duyệt: https://whatismyip.com/
5.2. Tìm IP WAN thông qua bộ định tuyến
Sử dụng các trang web như whatismyip.com tuy cũng có thể tìm được địa chỉ IP WAN nhưng vẫn phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ Internet bởi họ là người chỉ định nên có quyền thay đổi. Bởi vậy, cách tốt nhất hơn để tìm IP WAN là thông qua bộ định tuyến:
Bước 1: Chuyển đến giao diện modem/ Bộ định tuyến
Việc này yêu cầu bạn cần có địa chỉ IP mặc định của Router. Thông tin này nằm ở phía dưới cùng hoặc phía sau của bộ định tuyến, mối dòng máy sẽ có vị trí khác nhau.
- Khi tìm được IP mặc định của Router thì bạn cần nhập địa chỉ này vào thanh URL trên trang trình duyệt web và ấn Enter (Thao tác này có thể không cần kết nối Internet).
- Sau đó, nhập tên người dùng và mật khẩu để bắt đầu đăng nhập.
Bước 2: Tùy theo giao diện của Router mà chọn Cài đặt hoặc Cài đặt nâng cao
Bước 3: Chọn Cài đặt kết nối hoặc Cài đặt kết nối Internet.
Bước 4: Hiển thị giao diện tiếp theo, tìm chọn mục Cài đặt khác để đi đến menu khác. Tùy theo từng loại Router, có loại sẽ hiển thị tất cả các cài đặt trong cùng một trang nên hãy thao tác tùy theo từng trạng thái.
Bước 5: Chọn mục có nội dung WAN IP ADDRESS (địa chỉ IP WAN) sau đó nhấn chọn để hiện mã.
Tổng kết
Bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn toàn bộ thông tin liên quan đến IP WAN là gì? Cùng những ưu điểm, nhược điểm của IP WAN và giải thích sự khác biệt của IP LAN với IP WAN. Mạng WAN chắc hẳn là công nghệ cần thiết và đem đến nhiều tiện ích cho cuộc sống.