Trang chủ Liên hệ

Enterprise Service Bus (ESB) là gì và một vài ESB phổ biến hiện nay

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG VÀ ĐIỀU KHIỂN 10/02/2023

Giới thiệu

Hiện nay chúng ta đã nghe nhiều về chính phủ điện tử, với việc các dữ liệu của các địa phương cũng như các dịch vụ của các địa phương sử dụng phải được tập trung và quản lý một cách thống nhất.
Một trong những công nghệ cốt lõi được áp dụng để tập trung các services và dữ liệu của các bộ và các địa phương khác nhau để quản lý và sử dụng như một thể thống nhất chính là ESB.

Khái niệm

ESB là một công cụ phần mềm trung gian (middleware) phức tạp giúp tích hợp các thành phần, dịch vụ riêng rẽ thành một hệ thống và phân phối công việc giữa các thành phần, dịch vụ đó.
ESB còn có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau như chuyển đổi giao thức, định tuyến, chuyển đổi thông điệp, logging…

Mô hình hoạt động


Cách hoạt động cơ bản của việc dùng ESB để tích hợp các ứng dụng là chúng ta sẽ đặt một trục tích hợp ở giữa các ứng dụng và cho phép các ứng dụng này có thể liên kết và giao tiếp với trục tích hợp đó.
Điều này sẽ giúp cho các thành phần con của hệ thống không bị ràng buộc với nhau và cho phép các thành phần này liên lạc với nhau thông qua trục tích hợp thay vì nối trực tiếp theo kiểu điểm-điểm (point-to-point).

Cấu tạo

ESB là một công cụ phức tạp, hơn nữa do không có một tiêu chuẩn bắt buộc nào cho ESB cho nên trong thực tế có nhiều ESB được phát triển dựa trên nhiều kiến trúc khác nhau, gồm những thành phần khác nhau và cung cấp những giải pháp khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết chúng đều có cấu tạo gồm các mô-đun chính như sau:

Mô-đun vận hành và quản lý (Operations and Management)

Mô-đun này bao gồm những chức năng hỗ trợ việc vận hành và quản lý trục tích hợp. Những chức năng chính của mô-đun này là:

Mô-đun phân giải (Mediation)

Chúng ta có thể coi đây là mô-đun cốt lõi của ESB, mô-đun này bao gồm những chức năng cần thiết để thiết lập luồng thông điệp của ESB sao cho phù hợp với bài toán nghiệp vụ của doanh nghiệp.

Mô-đun bảo mật (Security)

Mô-đun này hỗ trợ bảo mật ở cả tầng thông điệp và tầng vận chuyển với các thành phần:

Mô-đun điều hợp, vận chuyển (Adapters/Transport)

Mô-đun này bao gồm các bộ điều hợp (adapters) giúp kết nối tới các dịch vụ được ESB cung cấp thông qua mô-đun Services Hosting.
Tất cả yêu cầu đi vào và đi ra đều phải thông qua adapter. Adapter cho phép ESB tương tác với nhiều cơ chế đầu ra. Thường thì ESB sẽ cung cấp sẵn các bộ điều hợp để thuận tiện cho việc kết nối các dịch vụ, các adapter này có thể được sử dụng để dành cho việc giao tiếp với các ứng dụng phổ biến như là Enterprise Resource Planning (ERP), Supply Chain Management (SCM) và Customer Relationship Management (CRM) [2], ngoài ra người sử dụng hoặc bên thứ ba có thể tự phát triển những bộ điều hợp để phù hợp với nghiệp vụ của tổ chức.

Một vài ESB phổ biến hiện nay

Mule ESB

Là một Java-based ESB được phát triển bởi Mulesoft. So với các ESBs khác thì Mule rất nhẹ nhưng nó đem lại khả năng mở rộng cao, cho phép người dùng có thể bắt đầu với những tích hợp nhỏ và tăng dần số lượng lên theo thời gian một cách dễ dàng.
Các công nghệ chính được sử dụng trong Mule ESB:

Oracle ESB

Là một ESB được phát triển bởi Oracle, là phiên bản dựa trên sản phẩm trước đó của hãng này là Retail Integration Bus Essentials. Oracle ESB được tối ưu để tích hợp các dịch vụ được cung cấp bởi Oracle, ngoài ra nó cũng vẫn có thể tích hợp được các ứng dụng của bên thứ ba khác.
Các công nghệ chính được sử dụng trong Oracle ESB:

Red Hat Jboss Fuse

Về Red Hat Jboss Fuse (nay là Red Hat Fuse) thì nó không hẳn là một ESB mà là một nền tảng tích hợp dựa trên ESB mã nguồn mở Apache ServiceMix. Fuse cho phép việc tích hợp phân tán dựa trên quy trình Agile và cung cấp khả năng triển khai rất mạnh mẽ trên cloud hoặc on-premise dựa trên công nghệ Containers. Ở phần tiếp theo của khoá luận sẽ đi sâu vào nền tảng tích hợp này.

Bài viết liên quan