Trang chủ Liên hệ

DHCP là gì? Tìm hiểu các kiến thức về giao thức DHCP

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG VÀ ĐIỀU KHIỂN 10/01/2024

DHCP là gì? Đây là một trong những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của người sử dụng mạng thường xuyên và có nhu cầu thiết lập hệ thống mạng. Bởi DHCP đóng vai trò thiết yếu trong mọi hệ thống mạng. Hiểu được tầm quan trọng của DHCP, bài viết hôm nay MC&TT sẽ chia sẻ cho các bạn những kiến thức về giao thức DHCP. Mời các bạn theo dõi!

1. DHCP là gì?

DHCP - Dynamic Host Configuration Protocol - giao thức cấu hình động máy chủ là giao thức quản lý mạng được dùng để cấp phát tự động các địa chỉ IP cho bất kỳ thiết bị hoặc nút nào trên mạng để chúng có thể trao đổi/ giao tiếp bằng IP.

Giao thức DHCP là gì?

DHCP sẽ cung cấp một database trung tâm để quản lý tất cả các máy tính trong hệ thống mạng tránh xảy ra hiện tượng hai máy tính khác nhau lại cùng có địa chỉ IP giống nhau. Một máy chủ DHCP tự động gửi các thông số mạng cần thiết để khách hàng giao tiếp chính xác trên mạng.

Nếu không có giao thức DHCP, các máy tình có thể cấu hình IP tĩnh (còn gọi là IP thủ công). Ngoài việc cung cấp địa chỉ IP, DHCP còn cung cấp các thông tin cụ thể như DNS. Thị trường hiện nay có hai phiên bản DHCP sử dụng cho IPv4 và IPv6.

2. Cách thức hoạt động của DHCP

DHCP là một cơ chế tự động hóa việc gán địa chỉ IP cho máy chủ được kết nối có dây hoặc không dây. Cách thức hoạt động như sau: khi một thiết bị truy cập mạng gửi yêu cầu địa chỉ IP từ một Router thì lập tức Router sẽ gán một địa chỉ IP khả dụng cho phép thiết bị truy cập và có thể giao tiếp trên mạng.

Trong đó, Router hoạt động như một máy chủ DHCP đối với mô hình nhỏ như hộ gia đình. Còn với các mạng lớn hơn thì Router không khả dụng để quản lý nên có vai trò là máy chủ chuyên dụng để cấp phát địa chỉ IP.

Mô phỏng cách thức hoạt động của DHCP

Cách thức hoạt động có thể hiểu theo cách khác, khi một thiết bị cần kết nối mạng, nó sẽ gửi yêu cầu đến DHCP DISCOVER (máy chủ). Khi nhận được yêu cầu, ngay lập tức máy chủ sẽ tìm một địa chỉ IP khả dụng với thiết bị rồi gán địa chỉ IP cho thiết bị đó và gói DHCP OFFER.

Sau khi nhận được địa chỉ IP, thiết bị đó sẽ lập tức phản hồi máy chủ với gói tin DHCP REQUEST. Đây là là lúc máy chủ chấp nhận yêu cầu, máy chủ sẽ các nhận thiết bị có địa chỉ IP qua tin báo nhận ACK và xác định thời gian dùng địa chỉ IP được cấp đến khi có địa chỉ IP mới.

Bên cạnh đó, giao thức DHCP không những chỉ định địa chỉ IP mà còn chỉ định các tham số mạng liên quan như Gateway mặc định, subnet mask và domain name server (DNS)

3. Ưu điểm và nhược điểm của DHCP

Tuỳ thuộc vào tính chất của mỗi giao thức mà có những ưu nhược điểm riêng biệt. Để các bạn có thêm đánh giá và cân nhắc sử dụng giao thức mạng DHCP, sau đây chúng tôi sẽ nhận định một số ưu điểm và nhược điểm của DHCP, mời các bạn tham khảo:

3.1. Ưu điểm

Dưới đây là những ưu điểm nổi trội của giao thức DHCP:

DHCP cho phép cấu hình tự động, giúp các thiết bị điện tử kết nối mạng một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn

Ngoài ra, các thiết bị máy chủ DHCP cung cấp các giao diện quản lý và ghi nhật ký giúp quản trị viên quản lý được các địa chỉ IP vi phạm. Máy chủ DHCP có khả năng dự phòng và tính ứng dụng cao, trường hợp một máy chủ DHCP xảy ra lỗi, client sẽ bảo toàn được địa chỉ IP hiện tại mà không làm gián đoạn các node cuối.

3.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên, DHCP cũng có những hạn chế riêng. Dưới đây là một số  nhược điểm của giao thức:

4. Vai trò chức năng của DHCP trong hệ thống mạng là gì?

Giao thức DHCP đóng vai trò quan trọng trong quản trị hệ thống mạng. Với chức năng tự động gán địa chỉ IP và cung cấp thông số truy cập mạng, DHCP giúp công tác quản trị trở nên đơn giản hơn, hạn chế tối đa khả năng phát sinh lỗi do cấu hình thủ công như gán sai địa chỉ IP, gán trùng địa chỉ IP,...Sự xung đột IP sẽ được hạn chế tối đa khi DHCP xác định chính xác địa chỉ IP từ máy chủ và truyền đến thiết bị yêu cầu truy cập.

Bên cạnh đó, sự đơn giản hoá và khả năng linh hoạt giúp công tác quản trị trở nên dễ dàng hơn, tạo ra sự kết nối liền mạch, hạn chế tình trạng gián đoạn.

Dịch vụ DHCP còn có chức năng cấp phát địa chỉ IP động trong trường hợp DHCP không được cung cấp IP cho máy DHCP Client. Trong đó, địa chỉ IP động là thuật ngữ dịch từ Automatic private IP Addressing (APIPA) có trên hệ điều hành Windows, APIPA cho phép gán tự động địa chỉ IP động có giá trị trong khoảng 169.254.0.0 đến 169.254.255.255 khi DHCP Server không thể được phép cấp địa chỉ IP cho thiết bị.

5. Các thuật ngữ DHCP

Dưới đây là một số thuật ngữ DHCP:

Ngoài ra, các bạn cũng cần tham khảo thêm một số thuật ngữ liên quan trong quá trình tìm hiểu DHCP là gì

Tổng kết

Có thể thấy, DHCP mang lại nhiều tiện ích giúp quá trình quản lý hệ thống mạng được tự động và tập trung hơn. Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ trên bài viết đã giúp các bạn hiểu hơn về DHCP là gì? Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ DHCP và chưa tìm được đơn vị uy tín thì đừng ngần ngại, hãy kết nối ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả. 

Bài viết liên quan