Trang chủ Liên hệ

DDoS là gì? Các loại tấn công DDoS và cách phòng tránh

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG VÀ ĐIỀU KHIỂN 16/01/2024

Chắc hẳn các cuộc tấn công từ chối dịch vụ không còn quá xa lạ với những nhân viên quản trị CNTT hiện nay. Nhưng làm cách nào để ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS. Bài viết sau đây được MC&TT biên soạn sẽ cung cấp đầy đủ cho bạn đọc cái nhìn chi tiết nhất về DDoS Attack. Bạn đọc hãy cùng tham khảo!

1. DDoS là gì?

Đầu tiên DDoS là viết tắt của Distributed Denial of Service - Một hình thức tấn công mạng phổ biến với tên gọi là Từ chối dịch vụ phân tán. Cụ thể hình thức tấn công này sẽ xảy ra khi kẻ tấn công sử dụng hàng ngàn hoặc hàng triệu thiết bị đầu cuối như máy tính, điện thoại, thiết bị IoT và nhiều hơn nữa để tạo ra một lượng lớn lưu lượng truy cập mạng giả đến một trang web hay dịch vụ nào đó, gây ra quá tải và đánh sập server hay gián đoạn dịch vụ.

Tấn công DDoS có thể được thực hiện bởi một cá nhân hoặc một nhóm người, hoặc thậm chí là bởi các tổ chức hoặc quốc gia. Các cuộc tấn công DDoS có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, nhưng mục đích chung của chúng là tấn công và làm tê liệt dịch vụ mạng đích.

2. Hậu quả khi bị tấn công DDoS là gì?

Sau khi đã nắm rõ tấn công DDoS là gì, bạn đọc cần biết rõ hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra nếu Server bị DDoS bao gồm:

Các vụ tấn công DDoS có thể gây ra các thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp và người dùng.

3. Điểm khác biệt giữa DoS và tấn công DDoS là gì?

Đầu tiên bạn cần biết thêm khái niệm của tấn công DoS: DoS viết tắt của cụm từ Denial of Service có nghĩa tấn công từ chối dịch vụ. DoS và DDoS có sự tương đồng trong hình thức tấn công bằng cách tạo ra một lượng lớn lưu lượng truy cập và yêu cầu giả đến website mục tiêu nhằm đánh sập và gián đoạn dịch vụ. Tuy nhiên điểm khác biệt giữa DoS và tấn công DDoS là gì? Bạn có thể xem bảng dưới đây:

Tiêu chí

DoS

DDoS

Số lượng hệ thống tấn công

Chỉ có 1 hệ thống nhắm mục tiêu vào hệ thống mục tiêu.

Nhiều hệ thống thiết bị đầu cuối tấn công vào hệ thống mục tiêu.

Vị trí gửi gói dữ liệu

Hệ thống bị nhắm mục tiêu load gói dữ liệu được gửi từ 1 vị trí thiết bị duy nhất.

Hệ thống bị nhắm mục tiêu load gói dữ liệu được gửi từ nhiều vị trí thiết bị khác nhau. 

Tốc độ tấn công

Chậm hơn.

Nhanh hơn.

Khả năng ngăn chặn tấn công

Dễ dàng hơn vì kẻ tấn công chỉ dùng 1 hệ thống.

Khó khăn hơn vì kẻ tấn công dùng nhiều thiết bị và từ nhiều vị trí khác nhau.

Số lượng thiết bị tấn công

Chỉ 1 thiết bị duy nhất.

Nhiều bot được sử dụng và tấn công đồng thời.

Khả năng theo dõi tấn công

Dễ theo dõi. 

Khó theo dõi.

Lưu lượng truy cập đến mạng mục tiêu

Lưu lượng thấp hơn so với tấn công DDoS.

Lưu lượng cực lớn gây ra gián đoạn, sập hệ thống mục tiêu

Các dạng tấn công chính 

1. Tràn bộ nhớ đệm.

2. ICMP flood hoặc Ping of Death.

3. Teardrop Attack.

1. Băng thông (Volumetric).

2. Phân mảnh dữ liệu (Fragmentation Attack).

3. Khai thác lỗ hổng trong ứng dụng (Application Layer Attack).

Điểm khác biệt giữa DoS và tấn công DDoS

4. Các loại tấn công DDoS thông dụng nhất hiện nay

Có nhiều loại tấn công DDoS khác nhau, và các kẻ tấn công thường lựa chọn phương thức tấn công phù hợp với mục đích của họ. Một số phương thức tấn công DDoS phổ biến bao gồm:

Để đối phó với các loại tấn công DDoS này, các chuyên gia bảo mật cần phải phát triển các giải pháp hiệu quả để phát hiện và ngăn chặn các tấn công này trước khi chúng gây ra thiệt hại. Bạn đọc có thể tham khảo trong phần nội dung ngay sau đây!

5. Cách ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS bạn cần biết

Có nhiều cách để giảm thiểu tấn công DDoS trên mạng, bao gồm:

5.1. Định tuyến hố đen (Blackhole routing)

Định tuyến hố đen giải pháp đơn giản nhất, đẩy lưu lượng không đáp ứng được vào vùng bất định. Định tuyến hố đen là tuyến phòng thủ đầu tiên của hệ thống mạng. Khi thực hiện lọc lỗ đen các quản trị viên mạng cần cấu hình định tuyến với các tiêu chí hạn chế cụ thể để tránh khả năng cả lưu lượng mạng hợp pháp và độc hại đều được chuyển đến lỗ đen và bị loại khỏi mạng. Qua đó có thể gây ra gián đoạn nguồn lưu lượng truy cập vào mạng một cách bừa bãi.

Mô phỏng hình thức định tuyến hố đen (Blackhole routing)

5.2. Giới hạn tỷ lệ (Rate limiting)

Hiểu đơn giản Rate Limiting là chiến lược ngăn chặn DDoS bằng cách cho phép hạn chế số lượng yêu cầu sẽ được chấp nhận trong một khoảng thời gian nhất định, giảm thiểu nỗ lực đăng nhập brute force và làm chậm quá trình ăn cắp nội dung của tin tặc.

Hình ảnh mô phỏng cách ngăn chặn DDoS bằng giới hạn tỷ lệ(Rate limiting)

5.3. Tường lửa ứng dụng web (Web Application Firewall)

Web Application Firewall là cách thức ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS lớp 7 (Lớp ứng dụng). WAF thường được đặt giữa Internet và máy chủ dịch vụ, đóng vai trò như một proxy ngược để bảo vệ máy chủ mục tiêu khỏi một số loại lưu lượng độc hại. Với những doanh nghiệp lớn có thể lựa chọn sử dụng các thiết bị tường lửa firewall chuyên biệt để nâng cao lớp bảo mật cho doanh nghiệp của mình.

Web Application Firewall là hình thức ngăn chặn DDoS 7 lớp

5.4. Anycast Network Diffusion

Mạng Anycast là hình thức ngăn chặn DDoS dựa trên việc phân tán lưu lượng tấn công qua mạng của các máy chủ phân tán đến điểm lưu lượng được mạng hấp thụ. Anycast Network Diffusion sẽ phân tán các ảnh hưởng của lưu lượng tấn công đến các điểm có thể quản lý được. Mức độ hiệu quả của Anycast trong một cuộc tấn công DdoS sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố: quy mô của cuộc tấn công và hiệu quả của mạng.

5.5. Chuẩn bị băng thông dự phòng

Các doanh nghiệp và tổ chức cần tăng cường năng lực mạng bằng cách nâng cấp hệ thống mạng, tăng băng thông và đưa ra các biện pháp để đảm bảo khả năng hoạt động ổn định trong trường hợp bị tấn công DDoS.

5.6. Sử dụng giải pháp mạng phân tán (CDN)

Sử dụng các dịch vụ CDN giúp phân tán lưu lượng truy cập của người dùng đến các máy chủ trên toàn cầu, giúp giảm thiểu tác động của các cuộc tấn công DDoS.

Sử dụng giải pháp mạng phân tán (CDN)

5.7. Sử dụng các dịch vụ hosting cao cấp

Các nhà cung cấp hosting cao cấp sẽ cung cấp các server lưu trữ, tính năng bảo mật cao cấp, hỗ trợ xử lý kịp thời khi website của bạn gặp phải cuộc tấn công DDoS.

6. Các trường hợp nổi tiếng về tấn công DDoS đã từng được ghi nhận

Có rất nhiều tập đoàn, quốc gia đã từng bị tấn công DDoS

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ các thông tin mà chúng tôi đã biên soạn xoay quanh chủ đề DDoS là gì và cách ngăn chặn các loại hình DDoS Attack. Hi vọng rằng các kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc nhận biết và tìm ra cách xử lý nếu các cuộc tấn công DDoS xảy ra với website doanh nghiệp.

Bài viết liên quan