Trang chủ Liên hệ

DDC là gì? Ưu điểm của bộ điều khiển DDC và phân biệt với PLC

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG VÀ ĐIỀU KHIỂN 24/01/2023

Trong ngành kỹ thuật nói chung và lĩnh vực kỹ thuật tự động nói riêng, ắt hẳn những người trong ngành đều từng nghe đâu đó cụm từ “bộ điều khiển”. Đối với ngành tự động hóa thì cụm từ liên quan thường được nhắc đến là “bộ điều khiển PLC”, còn trong kỹ thuật tòa nhà thì đó là “bộ điều khiển DDC”, ngoài ra còn rất nhiều loại khác. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng tôi muốn tập chung và chia sẻ cho các bạn về bộ điều khiển DDC. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

DDC là gì?

DDC là từ viết tắt của cụm từ tiếng anh: Direct Digital Control, tạm dịch “bộ điều khiển kỹ thuật số trực tiếp” hay gọi là “bộ điều khiển DDC”. DDC là bộ điều khiển chuyên dụng trong các hệ thống BMS, HVAC, AHU, Chiller,.. dùng để điều khiển các hoạt động độc lập của các hệ thống trong tòa nhà, nhà máy,..

Bộ điều khiển DDC thực chất giống như là PLC (Programmable Logic Controller), là một bộ điều khiển trung tâm, bên trong có chip xử lý, có bộ nhớ để lưu trữ chương trình, có time clock để định thời, có các cổng vào ra I/O để nhận và xuất tín hiệu điều khiển.

3 Ưu điểm của bộ DDC

Bộ điều khiển DDC thường đi cùng hệ thống HVAC, một DDC có thể điều khiển 1 hay nhiều FCU, AHU. Ngoài ra, DDC cũng có thể điều khiển được hoạt động của các Chiller, bơm, tháp giải nhiệt.

Tăng độ linh hoạt

Bộ điều khiển DDC có thể lập trình được và giúp cho việc điều chỉnh hệ thống HVAC với hiệu quả cao hơn bằng khả năng thu thập dữ liệu chính xác hơn.

Cảm biến điện tử đo các thông số trong tiêu chuẩn chất lượng HVAC thông thường như: nhiệt độ, độ ẩm, áp suất chính xác hơn so với các thiết bị vận hành bằng khí nén trước đây.

Ngày nay, người ta thường sử dụng thuật toán điều khiển vòng lặp có phản hồi PID vào trong các ứng dụng thông qua các phần mềm, điều này khiến cho việc thay đổi dễ dàng hơn. Bộ điều khiển DDC ngày càng linh hoạt hơn trong việc đặt lịch, thiết lập lịch trình, định vị và điều khiển tổng thể.

DDC dễ dàng tích hợp với các hệ thống khác trong máy tính (ví dụ: DDC có thể tích hợp vào các phần mềm kiểm soát hỏa hoạn, hệ thống an ninh, hệ thống điều khiển ánh sáng hay hệ thống quản lý bảo trì, bảo dưỡng).

Tăng tính hiệu quả trong vận hành

DDC có khả năng kết nối các DDC thành một mạng lưới, từ đó dễ dàng định vị báo động và triển khai các hoạt động cảnh báo, báo động ra các điểm khác nhau.

DDC có thể xuất dữ liệu thu thập được lên trên biểu đồ, đồ thị và thông qua đó các kỹ thuật viên hay kỹ sư có thể dễ dàng chuẩn đoán và khắc phục các sự cố phát sinh một cách dễ dàng, chính xác và kịp thời.

Có thể thiết lập lưu trữ các bảng dữ liệu theo các khoảng thời gian khác nhau, để có thể theo dõi hiệu suất hoạt động và đưa ra các phương thức tối ưu để cải thiện kết quả.

Dễ dàng gửi các thông điệp như cảnh báo, báo động, thời gian tiến hành bảo dưỡng định kỳ,.. qua các hình thức truyền thông SMS hay Email,..

Tối ưu năng lượng sử dụng

DDC dễ dàng thu thập được các tín hiệu điều khiển, từ đó có thể xây dựng, lập các chiến lược và lập trình điều khiển các thành phần trong hệ thống nhằm tiết kiệm năng lượng sử dụng.

Chúng ta có thể dễ dàng theo dõi và kiểm soát các nhu cầu hoạt động một cách tổng thể cho hệ thống sử dụng bộ DDC thông qua điểm đặt của các hệ thống khác nhau tùy theo mức độ nhu cầu khác nhau.

Có thể lập trình DDC ở mỗi khu vực, mỗi cấp độ khác nhau cho phù hợp; có thể lên lịch bật/tắt các hệ thống khác theo một lịch trình được thiết lập trước đó và lịch trình này cũng có thể được thay đổi thường xuyên.

Sự khác nhau giữa DDC và PLC

Có rất nhiều quan điểm cho rằng: có thể sử dụng PLC thay thế DDC, hay ngược lại có thể sử dụng DDC thay thế cho PLC. Đó là hai quan điểm trái ngược nhau, tuy nhiên, không quan điểm nào sai và cũng không có quan điểm nào đúng. Bởi vì, bản chất là không thể đánh giá được rằng PLC hay DDC có thể ứng dụng tốt hơn nhờ sự khác biệt của 2 loại thiết bị này:

1- Đối tượng điều khiển

2- Mục đích ứng dụng

3- Không gian và vị trí

4- Giao thức truyền thông

Một điểm khác biệt rất lớn giữa DDC và PLC là giao thức truyền thông: do đặc thù về mặt không gian bố trí theo chiều dọc của các DDC. Để máy tính vận hành của hệ thống BMS tại phòng điều khiển trung tâm của toà nhà (tầng hầm) với ít dây dẫn tín hiệu nhất và dễ dàng nhất cho việc thi công, các DDC được thiết kế để cho phép truyền thông nối tiếp từ DDC nọ sang DDC kia và tới máy tính vận hành. Các giao thức phổ biển hiện nay là Bacnet MS/TP, Lonwork, N2 Open…

Với bài với trên đây, MC&TT đã chia sẻ cho các bạn về bộ điều khiển DDC là gì? Ưu điểm của nó, và phân biệt bộ điều khiển DDC với bộ điều khiển PLC. Chúng tôi hy vọng rằng, những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, học tập và làm việc. Xin cảm ơn!

Bài viết liên quan