Cảm biến khói là thiết bị tự động nhận biết có khói, giúp ta phát hiện các sự cố cháy nổ kịp thời và nhanh chóng. Vậy bạn đã hiểu rõ cảm biến khói là gì và tầm quan trọng trong cuộc sống hiện nay như thế nào chưa?
Cảm biến khói là gì?
Cảm biến khói là thiết bị tự động nhận biết có khói. Chúng được lắp ở các trung tâm thương mại, công ty, hộ gia đình,… giúp ta phát hiện các sự cố cháy nổ kịp thời và nhanh chóng. Đồng thời truyền tín hiệu cháy đến các trung tâm báo cháy gần nhất và báo động cho người điều khiển và quản lý thiết bị.
Các loại cảm biến khói và nguyên lý hoạt động
Đầu báo khói ion hóa
Đầu báo khói ion hóa hay còn gọi là báo khói ion, hoạt động nhờ chất đồng vị phóng xạ như Americium 241 (nguồn phát hạt alpha – α) để tạo sự ion hóa trong không khí.
Trong giai đoạn cháy mạnh, lượng khói cao đến mức không nhìn thấy thì lúc này đầu báo khói ion có độ nhạy cao sẽ lập tức phát tín hiệu báo động.
Nếu một số lượng khói chui vào buồng ion hóa thì các ion sẽ kết hợp với lượng khói đó làm giảm dòng điện giữa 2 điện cực. Mạch điện sẽ phát hiện được dòng điện bị suy giảm và phát tín hiệu báo động. Trong quá trình báo động, đèn LED trên đầu máy sẽ phát sáng đồng thời truyền tín hiệu kịp thời đến các trung tâm chữa cháy.
Đầu báo khói ion dễ gây ra hiện tượng báo giả, chỉ thích hợp với đám cháy có các hạt khói quá nhỏ bé (khói không nhìn thấy được).
Đầu báo khói quang điện
Đầu báo khói quang điện dùng để phát hiện đám cháy đang ở mức độ âm ỉ. Đối với những đám cháy bùng phát nhanh, bất ngờ, đầu báo khói quang điện có phản ứng chậm hơn đầu báo khói ion. Tuy nhiên, theo nguyên cứu người ta cho rằng đầu báo khói quang điện đáp ứng được tất cả các loại cháy và tuổi thọ trung bình cao.
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện một số đầu báo khói quang điện hiện đại có độ nhạy rất cao. Chúng có thể bao trùm phạm vi hoạt động của đầu báo khói ion và có thể thay thế hoàn toàn đầu báo khói ion.
Ngoài ra đầu báo khói ion hoạt động yếu trong môi trường có luồng gió mạnh và chính vì điều này mà đầu báo khói quang điện được tin cậy hơn khi phát hiện khói trong cả 2 trường hợp cháy âm ỉ và cháy rực lửa.
So sánh máy cảm biến khói ion và cảm biến khói quang điện
Đặc điểm | Cảm biến khói ion | Cảm biến khói quang điện |
Cấu tạo | Khớp tháo mở báo khói dùng để lắp pin, lỗ phát hiện khói, đèn báo, nút test. | Buồng quang học, nắp che đầu báo, cảm biến quang điện, đèn phát tia hồng ngoại. |
Khả năng cảm biến khói |
– Phát hiện cháy mạnh nhanh (từ 30 – 60 giây). Khói trong giai đoạn rực lửa sẽ tạo ra các hạt đốt nhỏ giữa 0.01 và 0.3 micron. – Hoạt động khá yếu khi gặp trong môi trường gió lớn, mạnh. |
– Phát hiện nhanh khi đang ở giai đoạn âm ỉ, khói chưa phát triển thành lửa. Khói trong giai đoạn âm ỉ tạo ra các hạt đốt lớn giữa 0.3 và 10 micron. – Hoạt động tốt trong môi trường gió mạnh. Có thể phát hiện được cả 2 trường hợp cháy âm ỉ và cháy rực lửa. |
Vệ sinh | Không thể mở buồng ion để vệ sinh hoặc sửa chữa vì bên trong có chứa chất phóng xạ. | Dễ dàng trong việc sửa chữa và vệ sinh. |
Điểm mạnh | Phát hiện kịp thời đám cháy mạnh, lượng khói cao. |
– Phát hiện tốt các đám cháy âm ỉ, áp dụng được cho tất cả các đám cháy. – Có tuổi thọ cao, ngăn ngừa các báo động giả. |
Ứng dụng | Chủ yếu được dùng để bảo vệ an toàn nhà ở, các hộ gia đình. | Được sử dụng hầu hết ở các cơ quan, trung tâm thương mại, hộ gia đình,… đưa ra báo động nhanh kịp thời. |
Lợi ích của cảm biến khói
Dưới đây là một số lợi ích của cảm biến báo khói:
- Khi phát hiện dấu hiệu có đám cháy sắp xảy ra, nó sẽ lập tức phát tín hiệu báo động, giúp hạn chế sự cố cháy nổ do hỏa hoạn gây ra.
- Phát hiện nhanh chóng sự cố rò rỉ gas và gửi thông báo đến người quản lý để kịp thời khắc phục sự cố.
- Phát hiện khói nhiều sẽ gửi báo động đến điện thoại thông minh của bạn 24/7, ngay cả khi bạn không có mặt ở nhà, chúng cũng sẽ quan sát mọi thay đổi trong nhà.
- Bảo vệ ngôi nhà của bạn, với thiết kế nhỏ gọn, lắp đặt tại những vị trí quan trọng cũng không ảnh hưởng đến không gian trong ngôi nhà.
Hướng dẫn lắp đặt cảm biến báo khói
Bước 1: Chọn vị trí để lắp đặt, có thể trên tường hoặc trần nhà cố định. Sau đó vẽ một đường dài khoảng 10cm theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Tiếp theo, sử dụng kìm mũi nhọn tiến hành gạt khóa chống phá hoại ra khỏi vị trí cố định ban đầu.
Bước 2: Điều chỉnh 2 hố dài nhất của đế thiết bị bằng đường vẽ thẳng và đánh dấu hai hố. Sau đó, dùng khoan để khoan 2 hố tại vị trí đã đánh dấu, tiếp đến bắt nở nhựa rồi gắn giá đỡ của thiết bị để giữ cố định trên trần nhà hoặc trên tường.
Bước 3: Dùng tua vít cố định 2 ốc vào giá đỡ (ốc trong túi vật tư đi kèm). Sau đó tháo dải cách nhiệt ra khỏi thiết bị.
Bước 4: Gắn thân cảm biến cố định vào giá đỡ và tiến hành xoay cho đến khi nghe tiếng “tách”. Cuối cùng khóa cảm biến khóa bằng khóa chống cạy phá.
Lưu ý khi sử dụng cảm biến khói
Khi sử dụng cảm biến khói, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Tìm hiểu và chọn mua đúng loại cảm biến khói
Tùy theo từng nơi lắp đặt mà bạn chọn mua cho mình cảm biến khói phù hợp với nhu cầu sử dụng và chi phí. Nên chọn mua cảm biến khói có thương hiệu uy tín chính hãng, được nhiều người đánh giá và sử dụng tốt.
Ngoài ra, bạn có thể liên lạc nhờ sự tư vấn của nhà cung cấp để được khảo sát và tư vấn một cách chuyên nghiệp hơn nhằm tránh trường hợp có cháy nhưng cảm biến không làm việc, không phát tín hiệu báo động khẩn cấp.
Lắp đặt đúng cách, thử nghiệm thực tế
Vị trí lắp đặt cũng như nơi lắp đặt có ảnh hưởng lớn đến thiết bị, khi cảm biến khói quá xa khu vực có khả năng xuất hiện cháy cao thì tình trạng chậm trễ trong việc báo cháy sẽ xảy ra.
Sau khi hoàn thiện quy trình lắp đặt, bạn nên thử nghiệm thực tế với nguồn khói nhân tạo như: Thuốc lá, đốt giấy, um khói,… với mức độ từ cao đến thấp để gia tăng sự tin cậy.
Phối hợp thiết bị thông minh
Trong thời kỳ công nghệ ngày càng phát triển, hệ thống máy báo cháy cùng với cảm biến khói cũng theo đó mà phát triển nhiều công nghệ mới nhằm dễ dàng ứng dụng trong đời sống hiện đại.
Phối hợp với các thiết bị thông minh bao gồm: Trung tâm báo động thông minh, chuông báo thông minh,… hữu ích và tiện dụng hơn cho công tác báo động cháy.
Bảo trì thay thế định kỳ
Nguy cơ cháy nổ sẽ xảy ra bất cứ lúc nào, vì thế việc phòng ngừa ngẫu nhiên sẽ không bao giờ dư thừa. Đồng thời bảo trì thay thế các cảm biến gặp trục trặc kỹ thuật định kỳ để hệ thống luôn hoạt động tốt, không gặp bất kỳ sự cố ngoài ý muốn nào như: Cảm biến khói không hoạt động, hệ thống báo cháy khẩn cấp bị lỗi,…