Trang chủ Liên hệ

Industrial Maintenance – Bảo trì công nghiệp là gì?

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG VÀ ĐIỀU KHIỂN 24/03/2023

Bảo trì máy móc là một hoạt động quan trọng trong sản xuất thuộc bất kỳ ngành, hoặc lĩnh vực nào. Hoạt động này bao gồm rất nhiều các bước, quy trình và được thực hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Trong giới hạn bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu một vài thông tin cơ bản về bảo trì trong công nghiệp (Industrial Maintenance).

Bảo trì công nghiệp là gì?

Theo định nghĩa từ Wikipedia, bảo trì được định nghĩa là các hoạt động liên quan đến việc kiểm tra chức năng, bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay thế các thiết bị, thiết bị, máy móc, cơ sở hạ tầng tòa nhà và các tiện ích hỗ trợ trong các công trình công nghiệp, kinh doanh và dân dụng.

Industrial Maintenance hay Bảo trì trong công nghiệp, trong thực tế là nó là sự kết hợp của tất cả các loại hoạt động bảo trì này. Bảo trì trong công nghiệp chủ yếu tập trung vào việc xác định thời gian hoạt động tối đa hóa trong sản xuất đồng thời có thể tối ưu hóa chi phí và nguồn lực cho doanh nghiệp đó.

Nhu cầu bảo trì trong lĩnh vực công nghiệp là rất rõ ràng.  Bảo trì công nghiệp là quan trọng để duy trì hiệu suất đáng tin cậy của các thiết bị và máy móc, an toàn, hiệu quả. Ngoài ra, bảo trì có thể phòng ngừa các tác động ảnh hưởng đến hiệu suất sản xuất một cách chủ động.

Các hình thức bảo trì trong công nghiệp  

Lập kế hoạch bảo trì là điều quan trọng để duy trì cả chất lượng của thiết bị và chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Hiện tại, có các ứng dụng phần mềm để giúp các nhà quản lý doanh nghiệp lập kế hoạch và lập lịch trình thực hiện công việc của họ một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Quy trình bảo trì của một công ty phải phù hợp với các chính sách của công ty, các yêu cầu về an toàn và tuân thủ quy định cũng như các nhu cầu bảo trì của loại tài sản. Hầu hết các yêu cầu này có thể được đáp ứng với các chiến lược bảo trì của doanh nghiệp. Cụ thể, hiện nay có các hình thức bảo trì được sử dụng trong doanh nghiệp như sau:

Bảo trì dự phòng

Bảo trì dự phòng (Preventive Maintenance hay PM) (tạm dịch: bảo trì dự phòng) là một chiến lược chủ động bảo trì các thiết bị cần thiết trước khi chúng hư, hỏng. Preventive Maintenance được thực hiện qua việc kiểm tra thiết bị định kỳ thường xuyên. Giải pháp này giúp thiết bị giảm khả năng hỏng hóc hoặc ngừng hoạt động trong thời gian làm việc.Kế hoạch bao gồm các nhiệm vụ bảo dưỡng được lên lịch dựa trên thời gian hoặc dựa trên mức độ sử dụng tài sản, chẳng hạn như thay dầu xe ô tô của bạn sau mỗi 500 km.

Bằng cách thực hiện các nhiệm vụ bảo trì dự phòng thường xuyên như kiểm tra, làm sạch, bôi trơn hay thực hiện các điều chỉnh nhỏ trên các loại tài sản, doanh nghiệp có thể nhận ra các vấn đề và sửa chữa trước khi chúng trở thành vấn đề lớn hơn và gây ra các tổn thất lớn hơn.

Bảo trì dự phòng thường được sử dụng đối với các tài sản bị lỗi thường xuyên dựa trên các dữ liệu lịch sử về thời gian trung bình giữa các lần hỏng hóc. Nó cũng được sử dụng để thay thế các vật tư tiêu hao như dầu.

Bảo trì Dự đoán

Bảo trì dự đoán (Predictive Maintenance) là quy trình giám sát tình trạng thực tế của thiết bị để dự đoán khi nào sẽ xảy ra hỏng hóc và tiến hành bảo trì máy trước khi sự cố xảy ra. Nhà sản xuất có thể giảm đáng kể chi phí khi áp dụng phương pháp bảo trì dự đoán do giảm thiểu tần suất bảo trì, tránh các sự cố không mong muốn và loại bỏ việc bảo trì dự phòng không cần thiết.

Bảo trì dự đoán (PdM), bắt nguồn từ phân tích dự đoán và sử dụng dữ liệu từ nhiều nguồn, cụ thể là các cảm biến thiết bị, , hệ thống quản lý thiết bị và bảo trì điện tử (CMMS Ecomaint) và dữ liệu sản xuất. Với những insight thực tế thu được theo thời gian thực sẽ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu hỏng hóc hoặc bất thường để các quản lý bảo trì có thể phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn.

Các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) kết hợp với sử dụng với phần mềm bảo trì sẽ hỗ trợ giám sát, phân tích dữ liệu và kích hoạt nhiệm vụ bảo trì này.

Các công ty đầu tư vào công nghệ để tiến hành bảo trì dự đoán cho các tài sản quan trọng bị lỗi ngẫu nhiên. Do đó, bảo trì dự đoán giảm thiểu một số nhược điểm của bảo trì phòng ngừa theo lịch trình.

Bảo trì chủ động

Bảo trì chủ động (Proactive Maintenance) tương tự như bảo trì dự đoán, là một hình thức bảo trì dựa trên các điều kiện thực tế. Trong đó hoạt động này chú trọng vào nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề với mục tiêu kéo dài tuổi thọ máy móc. Trong khi bảo trì dự đoán là tìm kiếm các biểu hiện đang chờ xử lý của các lỗi, bảo trì chủ động là xem xét những yếu tố tiên quyết để đảm bảo cho các bộ phận chuyển động hoặc cách tải thiết bị đúng cách để tránh sự cố.

Bảo trì theo chỉ định

Bảo trì theo chỉ định (Prescriptive Maintenance) được coi là một hoạt động đưa bảo trì dự đoán tiến thêm một bước bằng cách không chỉ xác định sự thay đổi điều kiện mà còn đưa ra các khuyến nghị để giải quyết vấn đề. Ví dụ, một cảm biến rung sẽ nhận diện và xác định một vấn đề. Chúng sẽ khuyến cáo các nhà quản lý doanh nghiệp rằng thiết bị nên được giảm tốc độ ở một mức độ nhất định để kéo dài thời gian sản xuất trước khi tài sản có khả năng bị hỏng.

Các hình thức bảo trì không được lên kế hoạch trước

Bảo trì theo sự cố được thực hiện sau một sự cố, hỏng hóc và nhằm mục đích khắc phục sự cố tức thời đưa tài sản hoạt động trở lại bình thường. Có một số loại bảo trì sau đây theo dạng này như sau:

Tại sao doanh nghiệp cần có kế hoạch bảo trì? 

Chắc chắn doanh nghiệp không thể lường trước được các rủi ro đối với sự an toàn của nhân viên và nguy cơ ngừng sản xuất có thể xảy ra nếu như không có hoạt động bảo trì. Hãy thử tượng tượng xem, doanh nghiệp đang cần tăng tốc sản xuất mà máy móc bị hỏng bất chợt do không được kiểm tra định kỳ? Trễ hẹn với khách hàng, thiệt hại về kinh tế, sản phẩm không đảm bảo chất lượng,… là những hậu quả có thể nhìn thấy được. Dưới đây là một vài lý do bổ sung giải thích tại sao hoạt động lập kế hoạch bảo trì trong công nghiệp lại vô cùng quan trọng:

 Kết luận

Nói tóm lại, bảo trì đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất trong các doanh nghiệp công nghiệp, tạo điều kiện cho máy móc hoạt động trong trạng thái tốt nhất. Các doanh nghiệp cần xây dựng các kế hoạch bảo trì tài sản, thiết bị, máy móc một cách kỹ lượng để tối ưu hóa sản xuất nhằm đạt được những mục tiêu đã được đề ra.

Bài viết liên quan