Trong bài này mình sẽ hướng dẫn sử dụng thẻ a trong HTML để tạo liên kết (link) trong một trang web.
Thẻ a đóng vai trò rất quan trọng trong một website, nó được dùng để tạo ra các liên kết để gắn kết trang web lại với nhau. Bạn hãy quan sát cấu trúc của trang web này nhé, mình đã tạo ra rất nhiều liên kết, mỗi liên kết sẽ trỏ đến các bài học trên chính trang web freetuts.net này.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo liên kết đến một trang web bất kì khác, đó chính là những liên kết mà bạn cảm thấy hữu ích cho độc giả.
1. Thẻ a trong HTML là gì?
Thẻ a trong html được dùng để tạo link, tức là các đường dẫn của một website nào đó trên internet.
Nếu bạn tìm hiểu về SEO thì sẽ thấy thẻ a
đóng vai trò khá quan trọng khi bạn đi backlink. Chúng ta có hai loại link, đó là link nội bộ (internal link) và link out ra ngoài website khác (external link). Link nội bộ là link chỉ liên kết tới những trang nằm trong nội bộ của domain, còn link out ra ngoài là link trỏ tới những website không phải là domain hiện tại.
Ví dụ link mctt.vn là link nội bộ, còn link 3onedata.com.vn là link out.
Cú pháp tạo một link bằng thẻ a như sau:
<a href="https://mctt.vn">mctt.vn</a>
Trong đó href chính là đường dẫn đến trang web mà bạn muốn trỏ đến.
Ví dụ: Tạo liên kết có nội dung là học SQL Server, trỏ đến đường dẫn https://mctt.vn/bai-1-sql-server-can-ban
.
<
a
href
="https://mctt.vn/bai-1-sql-server-can-ban">học SQL Server</
a
>
2. Các thuộc tính của thẻ a trong HTML
Tiếp theo mình sẽ giới thiệu một số thuộc tính thường dùng nhất trong thẻ a.
Thuộc tính title của thẻ a
Thuộc tính title dùng để mô tả ý nghĩa của đường liên kết. Khi bạn hover chuột vào link thì sẽ xuất hiện một dòng chữ, đó chính là nội dung mà ta đã đặt vào thuộc tính title.
<
a
href
=
"https://mctt.vn/bai-1-sql-server-can-ban"
title
=
"học SQL Server tại đây">học SQL Server</a
>
Thuộc tính rel của thẻ a
Nếu người bình thường thì sẽ ít quan tâm đến thuộc tính này. Nhưng nếu bạn là dân SEO thì sẽ cần chú ý đấy.
Thuộc tính rel dùng để khai báo cho các công cụ search engine biết là có dò đường link này hay không. Nó có hai giá trị như sau:
- follow là có dò
- nofollow là không dò
Ví dụ: Khai báo cho các bot search không dò vào đường link ở ví dụ trên.
<
a
href
=
"https://mctt.vn/bai-1-sql-server-can-ban"
rel
=
"nofollow"
>học SQL Server</
a
>
Thuộc tính target của thẻ a
Khi bạn click vào link thì trình duyệt sẽ chuyển hướng đến trang đích ngay lập tức và ngay trên tab hiện tại. Nếu bạn muốn chuyển đến một tab khác thì có thể sử dụng thuộc tính target.
- _blank thì nó sẽ chuyên link trên tab mới
- _self thì nó sẽ chuyển link trên tab hiện tại (giá trị mặc định)
- _parent thì nó sẽ chuyển link tới tab mở tab hiện tại. Ta còn hay gọi là tab cha của tab hiện tại
- _top thì nó sẽ nhảy tới tab hiện tại và thường dùng trong iframe khi muốn thoát khỏi iframe và chạy tới trang gốc luôn.
Thuộc tính download của thẻ a
Nếu bạn muốn khi click vào đường link, thay vì truy cập vào link đó thì trình duyệt sẽ tải nội dung của đường link đó về thì hãy khai báo thuộc tính download nhé.
<
a
href
=
"https://mctt.vn/bai-1-sql-server-can-ban"
download>học SQL Server</
a
>
3. Giá trị href # của thẻ a trong HTML
Khi bạn khai báo một thẻ a mà không muốn trỏ đến một liên kết nào thì hãy thiết lập giá trị href="#"
nhé.
<a href="#">học javascript</a>
Ngoài ra, nếu bạn muốn khi click vào thẻ a thì trình duyệt sẽ di chuyển đến một vị trí nào đó trong trang web thì hãy làm theo cách sau.
Bước 1: Đặt ID cho vị trí bạn cần di chuyển đến. Giả sử đó là thẻ div, và mình sẽ đặt id cho nó như sau:
<
div
id
=
"moveto"
></
div
>
Bước 2: Khi click vào thẻ a thì sẽ nhảy tới thẻ div#moveto
, ta sẽ thiết lập như sau:
<a href="#moveto" >Đi tới div#moveto</a>
4. Các trạng thái của thẻ a trong HTML
Thẻ a gồm có 4 trạng thái chính đó là:
- link: Chưa có hành động nào trên link
- visited: Đã click vào link và đi đến trang đích
- hover: Di chuyển qua link
- active: Link đã được active
Thông thường chúng ta sẽ kết hợp với CSS để tạo hiệu ứng cho 4 trạng thái này. Vấn đề này mình sẽ trình bày trong bài CSS định dạng thẻ a.
5. Lời kết
Như vậy là mình đã hướng dẫn xong cách sử dụng thẻ a, đây là một thẻ rất quan trọng khi xây dựng cấu trúc cho các trang web. Bài này mình dừng ở đây, hẹn gặp lại các bạn ở bài tiếp theo nhé.